Không sửa tên nước chỉ vì sợ

Chủ đề   RSS   
  • #262900 21/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Không sửa tên nước chỉ vì sợ

     

    Trong đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa qua có luồng ý kiến cho rằng nên lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bởi tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên của nước ta, từng được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và hiến pháp 1946, 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của nhà nước là dân chủ.

    Việc lựa chọn tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa không ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh nước nhà hiện nay.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tính với việc quay lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vì sẽ gây ra nhiều hệ quả không có lợi, thậm chí là bị xuyên tạc là ta đang rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

    Việc giữ nguyên tên nước là nhằm khẳng định tiếp mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh phải việc thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

    Đáng lẽ ra việc có thay đổi tên nước hay không phải dựa vào ý nghĩa tên gọi, có khẳng định được đúng thể chế chính trị, văn hóa quốc gia hay chưa? Nhưng ở đây người phản đối việc lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không vì lý do trên mà chỉ vì sợ.

    1. Sợ bị các thế lực thù địch xuyên tạc

    Việc sợ các thế lực thù địch xuyên tạc, Việt Nam không đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội đó chỉ là lời ngụy biện của kẻ bảo thủ, thể hiện sự nhút nhát và đầy yếu đuối trước quân thù. Nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân; điều đó khẳng định nhân dân ta quyết tâm một lòng bảo vệ nhà nước, thể chế chính trị vì đó chính là bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi vậy mọi hành vi xuyên tạc chống phá chế độ đều bị phát hiện và tiêu diệt. Lịch sử đất nước đã chứng minh điều đó, một Đảng lãnh đạo còn non trẻ mới chỉ 15 tuổi đã lãnh đạo đất nước đánh tan bao quân thù, gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, đưa kinh tế phát triển như ngày hôm nay đều nhờ vào nhân dân; đó là sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Nên việc các thế lực thù địch xuyên tạc là điều không đáng sợ.

    2. Sợ thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên văn bản, giấy tờ

    Trong lịch sử chúng ta đã đổi tên nước một lần năm 1976, thời điểm đó nước nhà chưa mở cửa hội nhập, kinh tế còn khó khăn nhưng chúng ta vẫn làm được việc đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu một cách trơn tru không hề xảy ra điều gì phiền toái. Nên việc thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trong thời điểm này hoàn toàn có thể thực hiện được.

    Ví dụ: Đại loại như các loại giấy tờ cũ có tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có giá trị không cần thay đổi, chỉ đến ngày tên nước mới chính thức có hiệu lực thì bắt buộc theo mẫu mới. Việc lấy lại tên nước không gây tốn kém nhiều trong việc thay đổi các thủ tục hành chính. Chỉ cần ban hành văn bản quy định: kể từ ngày hiến pháp sửa đổi có hiệu lực thì quốc huy, quốc hiệu và con dấu được thực hiện theo mẫu mới.

    Nhiều người lo ngại về việc đổi con dấu, song sự lo ngại này là quá thừa bởi lẽ trong lịch sử chúng ta nhiều lần đổi tiền, số lượng tờ tiền đó gắp nhiều lần so với con dấu hiện nay nhưng việc đổi tiền vẫn thực hiện thành công thì không có lý do gì đổi con dấu không được.

    3. Sợ nhân dân và bạn bè quốc tế không quen tên gọi mới

    Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế nên việc đổi tên sẽ làm họ không quen. Đây cũng chỉ là sự ngụy biện của kẻ cố chấp. Bởi lẽ tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có trước tên nước hiện nay, và nó tồn tại 30 năm trước ngày bị thay đổi nhưng cuối cùng người dân cũng quen với tên gọi hiện hành; nên việc quay về tên cũ người dân sẽ quen lại. Mặt khác, bạn bè thế giới có mấy người biết đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà quen với không quen, họ chỉ nhớ hai chữ Việt Nam mà thôi. Giống như đa số người dân Việt Nam chỉ biết Hoa Kỳ, Trung Quốc chứ mấy ai biết hết tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đâu?

    Đó là ba cái sợ mà những người phản đối ý kiến quay lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng tại sao họ không lo sợ một cảnh đáng phải sợ nhất, đó là sợ trẻ em hỏi mà không biết trả lời. Liệu một ngày nào đó một em học sinh lớp 5 được mời dự phiên họp của Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp 1992 em đó đứng lên phát biểu: “Kính thưa các đồng chí, lúc tôi học cô giáo bảo trong câu tiếng Việt thì danh từ đứng trước tính từ, vậy các đồng chí chỉ giúp tôi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chỗ nào là danh từ, chỗ nào là tính từ; cái nào đứng trước cái nào”.

    Lời kết: Sửa đổi tên nước là việc làm hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, quyền lợi của nhân dân. Nên việc sửa như thế nào cho phù hợp, đi đúng định hướng phát triển đất nước, bảo vệ chế độ phải hết sức cẩn trọng. Song sự cẩn trọng không phải là những nỗi sợ hãi mà phải dựa vào lịch sử và hoàn cảnh đất nước để có được bản lĩnh vững vàng.

     
    7853 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #262979   21/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    phamthanhhuu viết:
    ...

    Đó là ba cái sợ mà những người phản đối ý kiến quay lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng tại sao họ không lo sợ một cảnh đáng phải sợ nhất, đó là sợ trẻ em hỏi mà không biết trả lời. Liệu một ngày nào đó một em học sinh lớp 5 được mời dự phiên họp của Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp 1992 em đó đứng lên phát biểu: “Kính thưa các đồng chí, lúc tôi học cô giáo bảo trong câu tiếng Việt thì danh từ đứng trước tính từ, vậy các đồng chí chỉ giúp tôi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chỗ nào là danh từ, chỗ nào là tính từ; cái nào đứng trước cái nào”.

    ...

    Xin mạn phép trả lời câu hỏi này.

    Cộng hòa => danh từ chung

    xã hội chủ nghĩa => tính từ

    Việt Nam => danh từ riêng

    "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là một nhà nước "Cộng hòa" đi theo đường lối "xã hội chủ nghĩa" của người Việt Nam.

    Dịch sang tiếng Anh sẽ là Socialist Republic of Vietnam :|

     

     
    Báo quản trị |  
  • #282646   23/08/2013

    thuycoi307
    thuycoi307

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    đọc bài này tôi chốt lại vấn đề ngắn gọn như sau:

    (theo cách tiếp cận là khi nghiên cứu một vấn đề thì câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời là lý do chọn vấn đề đó là gì?)

    với câu hỏi: vì sao phải đổi tên nước thành Việt Nam dân chủ cộng hòa?

    câu trả lời là:

    1. không sợ các thế lực thù địch xuyên tạc, nếu có xuyên tạc cũng "đều bị phát hiện và tiêu diệt. Lịch sử đất nước đã chứng minh điều đó" (tạo công ăn việc làm cho chúng cũng tốt!)

    2.  Không sợ thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên văn bản, giấy tờ: vì trước đây chúng ta làm được thì giờ cũng làm được (như kiểu trước đây mấy ông văn nghệ sỹ học có lớp 4 vẫn sáng tạo ra những tác phẩm để đời thì giờ ta cho con cháu học đến lớp 4 thôi cho nó thành tài)

    3. Không sợ nhân dân và bạn bè quốc tế không quen tên gọi mới:

    KHÔNG SỢ NHÂN DÂN... tức là dân có muốn hay không mặc dân, cái tên Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được dùng 30 năm rồi ta phải dùng lại, còn cái tên CHXHCN mới dùng được gần 40 năm thì mặc xác nó, bỏ đi! nghĩa là cứ đổi tên theo ý của người không phải "kẻ cố chấp" còn ý chí của dân thì mặc xác dân

    tóm lại, phải đổi tên nước vì những lý do trên! 

    * riêng đối với vấn đề ngữ pháp Tiếng Việt (ông cha có câu, phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam) nên với hiểu biết hạn hẹp, tôi xin gợi ý trả lời cho em bé như sau:

    1. tôi đồng ý cách lý giải ở mục số (5.a) trong bài viết dưới đây

    http://newvietart.com/index4.1442.html

    2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM là một cụm từ chứ không phải là một câu nên việc phân tích thành phần của nó giống như việc cứ hỏi sao tên bạn là thanh hữu mà không phải là thanh vân, sao tên bạn là hương giang mà không phải là giang hương vậy?

    khi dùng cụm từ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM người ta luôn dùng một từ phía trước là từ "NƯỚC"  

    (không tin thì xem hiến pháp cho chắc ăn nhá http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=1671

    vậy thì ngữ pháp của nó giờ là gì thì biết rùi nhá!

     
    Báo quản trị |  
  • #282657   23/08/2013

    doan.nguyen
    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Nói và làm là 2 việc khác nhau,

     

    Việc đổi tên nước gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.

     

    Tên nước là tên gì theo mình không quan trọng, quan trọng nhất là cách thức mà nó tạo ra một xã hỗi ai cũng được hưởng các quyền lợi cơ bản nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #292752   22/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    (ngày 22/10) Các nội dung trong chương Chế độ chính trị, trước hết, về tên nước, Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp ý kiến, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     
    Báo quản trị |