>Chồng ngoại tình là lỗi của vợ, nên vợ cũng phải chịu phạt?
> Nghị định 167, xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; mại dâm; bạo lực gia đình…
Theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hình thức phạt tiền được xem là cốt yếu. Vấn đề được đặt ra: Có nên áp dụng hình thức phạt tiền trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình hay không?
Dưới góc nhìn lý luận: Hình thức phạt tiền nói riêng, hình thức xử phạt nói chung không chỉ răn đe mà còn hướng người vi phạm tuân theo pháp luật, có ích cho gia đình và xã hội.
Còn thực tiễn thì sao?
Các bạn thử hình dung, nếu chồng đánh vợ thì chồng bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng liệu có phù hợp với thực tiễn hay không?
Điều 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Ai phải đóng tiền phạt trong trường hợp này, tất nhiên là người chồng, và tiền ấy có thể là tiền riêng của chồng hoặc tài sản chung của vợ chồng; đa phần số tiền nộp phạt được lấy từ khối tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thế là, người vợ vừa bị đánh vừa bị nộp phạt cho chồng; như vậy người vợ phải gánh phải ba nỗi đau về thể xác, tinh thần và mất mát tài sản.
Đây là trường hợp xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, người vợ lo làm còn người chồng ăn nhậu và đánh đập vợ con, suy đến cùng người vợ chi tiền nhậu cho chồng, bị chồng đánh, và bị phạt tiền.
Chỉ cần một ví dụ đơn giản như trên đã thấy hình thức phạt tiền đã không phù hợp, tại sao ta không chọn một hình phạt khác, như là lao động công ích chẳng hạn. Như vậy, mới có thể răn đe đúng người và định hướng người vi phạm tuân thủ pháp luật.
Đôi điều chia sẻ!
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 27/11/2013 08:25:05 SA