Đây là nội dung được nêu tại nội dung Dự thảo Nghị định quản lý họat động bán hàng đa cấp thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP.
Theo Nghị định đưa ra khái niệm về kinh doanh theo mô hình kim tự tháp như sau:
Mô hình kim tự tháp là mô hình được xây dựng theo phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia chủ yếu xuất phát từ một trong những hoạt động sau:
a) Tuyển dụng người tham gia mới.
b) Gia hạn hợp đồng của người đã tham gia.
c) Phân chia các khoản phí hoặc tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
Theo nguyên lý thì kim tự tháp sẽ có phần chóp nhọn và phần đáy ngày càng mở rộng, điều này đồng nghĩa với việc nếu như không có một điểm giới hạn thì phần đáy sẽ có thể mở rộng mãi mãi.
Trong kinh doanh thông thường, mô hình Kim tự tháp được hiểu là việc mở thêm các trạng thái khi giá cả biến động theo chiều hướng mong muốn. Chiến lược này rất phổ biến ở các nhà kinh doanh theo xu hướng. Mở một trạng thái duy nhất ở quy mô lớn có thể là quá rủi ro cho bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường thay đổi xu hướng của nó? Do vậy, mô hình Kim tự tháp là một dạng thỏa hiệp khi mà bạn mạo hiểm ở mức độ trung bình chỉ khi thị trường đang có diễn biến thuận lợi.
Giao dịch đầu tiên theo chiến lược này chỉ là một số tiền đầu tư nhỏ. Không có gì chắc chắn là sau những diễn biến thuận lợi ban đầu, thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng đó, nên việc giới hạn rủi ro của bạn là hoàn toàn dễ hiểu. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng một số tiền nhỏ để có thể mở một trạng thái thực có khả năng sinh lời. Nếu dự đoán của chúng ta là đúng và thị trường diễn biến như mong đợi thì chúng ta có thể xem xét tăng thêm trạng thái của mình bằng cách thực hiện giao dịch mới.
Mô hình kim tự tháp mở rộng về cấp bậc thì lượng tiền thu về sẽ càng lớn
Tương tự như trong bán hàng đa cấp, mô hình kim tự tháp đã bị biến tướng, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là sản phẩm, còn đối tượng của hình tháp ảo là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia (đối với hình thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của mỗi người). Khi đó, các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ “đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác - kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác).
Mô hình này họat động như sau:
- Cách thức: Không có bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới.
- Phí tham gia: Chính là tiền mua sản phẩm, dùng để phân chia hoa hồng.
- Đối tượng làm việc: Tiền (từ người mới).
- Hoa hồng: Được nhận khi có thêm người vào mạng lưới, Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy.
Như vậy ta có thể hiểu rằng người càng ở gần trên đỉnh kim tự tháp sẽ có "công việc" nhẹ nhàng hơn và kiếm được nhiều tiền hơn, trong khi những người nằm dưới đáy sẽ kiếm thu được lợi nhuận ít hơn và khó khăn trong việc kiếm thành viên tham gia vào mạng lưới và nhiều lúc cũng không thể bán được sản phẩm.
Nguồn: mlma.org.vn, unionfx.co
Cập nhật bởi danusa ngày 19/08/2013 04:36:42 CH