Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân,
Kỳ bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, diễn ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, tuy nhiên thực tế có một số người không biết, không quan tâm hoặc không có nhu cầu bầu cử. Những người này có vi phạm pháp luật gì hay không? Trong trường hợp bị ép buộc phải đi bầu cử, chúng ta phải xử lý ra sao?
Bầu cứ có phải quy định bắt buộc?
Ngay trong Hiến pháp 2013 đã ghi nhận:
“Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Điều này có nghĩa, việc bầu cử chỉ đơn giản là quyền của công dân, chúng ta hoàn toàn có thể từ chối thực hiện quyền này (tương tự như quyền thừa kế, người được hưởng thừa kế quyền từ chối nhận thừa kế).
Điều 15 Hiến pháp cũng quy định công dân chỉ có “trách nhiệm” thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và “tôn trọng” quyền của người khác.
Ngoài ra, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Việt Nam cũng không hề có quy định nào xử phạt hành vi không đi bầu cử!
Phải làm gì khi bị ép bầu cử?
Như đã phân tích, bầu cử là quyền công dân và người khác phải tôn trọng quyền của bạn, ngay cả khi bạn từ chối nó. Khi có bằng chứng thể hiện người khác ép buộc bạn phải bầu cử, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định:
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Việc ép buộc bạn bầu cử cũng chính là hành vi làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, bởi lẽ mỗi lá phiếu đều góp phần tạo nên kết quả của cuộc bầu cử.
Một số trường hợp công dân còn bị ép buộc bầu cho một người nào đó, đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, có đủ căn cứ để xử phạt án tù chứ không đơn thuần là xử phạt hành chính!
Đối với những người bình thường, không có quyền, trách nhiệm liên quan đến công tác bầu cử, nếu họ dùng thủ đoạn, hành động gây áp lực để bạn phải đi bầu cử theo ý họ, tùy vào hành vi thực hiện mà họ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về trật tự, an ninh xã hội hoặc nặng hơn là truy cức TNHS.
Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 14/04/2021 05:16:06 CH