Thông thường sau khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các lỗi nặng bị tịch thu bằng lái xe và phải đến cơ quan có thẩm quyền đóng phạt theo thời hạn được hẹn. Tuy nhiên trong một số trường hợp người vi phạm không thể đến đóng phạt đúng theo giấy hẹn thì cần làm gì?
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền là bao lâu?
- Trường hợp thứ nhất:
Đối với vụ việc không thuộc trường hợp trường hợp thứ hai và thứ ba, thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Trường hợp thứ hai:
Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
- Trường hợp thứ ba:
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt ra sao?
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Về nguyên tắc, anh chỉ có thể nộp phạt khi đã nhận được quyết định xử phạt.Theo quy định trên, trường hợp của anh được phân ra hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, nếu thời hạn tính từ ngày anh nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến ngày nộp phạt cụ thể ghi trong quyết định là 10 ngày thì anh/chị có thể đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm để giải quyết, đóng phạt và nhận lại giấy phép lái xe.
- Trường hợp thứ hai, nếu thời hạn tính từ ngày anh nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến ngày nộp phạt cụ thể ghi trong quyết định là nhiều hơn 10 ngày thì anh/chị phải đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nộp phạt theo đúng ngày đã ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, người vi phạm chỉ có thể nộp phạt khi đã nhận được quyết định xử phạt.Theo quy định trên thì có thể chia thành 2 trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, nếu thời hạn tính từ ngày người vi phạm nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến ngày nộp phạt cụ thể ghi trong quyết định là 10 ngày thì có thể đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm để giải quyết, đóng phạt và nhận lại giấy phép lái xe.
- Trường hợp thứ hai, nếu thời hạn tính từ ngày người vi phạm nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến ngày nộp phạt cụ thể ghi trong quyết định là nhiều hơn 10 ngày thì phải đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nộp phạt theo đúng ngày đã ghi trong quyết định xử phạt.