Không còn trạm thu giá BOT

Chủ đề   RSS   
  • #493611 05/06/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Không còn trạm thu giá BOT

    Cơn sốt “thu giá” vừa rồi đã và đang là vấn đề gây tranh cãi khi tầm nhìn và nhận định giữa ban quản lý đưa ra chưa thỏa lòng dân.

    Thực tế,  giá và phí không chỉ khác nhau về câu từ mà bản chất ngầm cũng làm thay đổi.

    >>> Sự khác nhau giữa Phí và Giá: Xem tại đây.

    Mới đây, trong phiên họp Quốc hội diễn ra ngày 2-6-2018 , Quốc Hội khóa XIV Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của cơ quan chức năng, người dân và Đại biếu Quốc Hội. Tại phiên chất vấn với Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu nghiên cứu tên gọi cho các trạm thu phí BOT cho phù hợp, nhưng không sử dụng tên gọi “Trạm thu giá BOT”.

    * Đánh giá vấn đề từ khi xuất hiện “Thu giá”

    Nhận định tính linh hoạt khi thay đổi thành Thu Gía bởi tính chất khi sử dụng Thu Phí mà muốn thay đổi mức thu sẽ thông qua Bộ Tài Chính (thu phí), điều này có nghĩa cơ quan quản lý sẽ dễ dàng quy định mức giá theo thị trường khi chấp nhận “Thu giá”. Cụ thể, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền ban hành mức giá trần (tối đa) đối với dịch vụ sử dụng đường bộ trên quốc lộ do bộ này quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá đối với đường địa phương.

    Hạn chế về Luật Phí và Lệ phí khi thu hút các nhà đầu tư khi thực hiện dự án BOT cũng được suy đoán là nguyên nhân cho sự thay đổi sử dụng từ lần này để thu hút NĐT.

    Thực tế Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của Nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ thay vì được trả tiền một lần cho chi phí xây dựng thì doanh nghiệp được trả dần bằng thời gian vận hành, thu phí. Việc đổi tráo khái niệm “thu phí” thành “thu giá” không chỉ làm thay đổi khái niệm về hành vi, mà còn tráo đổi khái niệm về sở hữu. Thay đổi từ thì mục đích tất nhiên cũng sẽ thay đổi, cách giải thích của Bộ trưởng vẫn chưa thực sự thỏa đáng khi đùn đẩy trách nhiệm cho nhiệm kỳ trước.

    >>> Cần xem xét lại tính minh bạch trong các dự án và lợi ích nhóm đặt ra khi sử dụng thuật ngữ này, tránh để lặp lại trong tương lai với những tranh cãi mất lòng dân.

    * Vấn đề tranh cãi

    Xuất hiện với cụm “Giá dịch vụ đào tạo” thay cho cụm “Học Phí” xuất hiện trong thời gian này trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.

    Giải thích về tên gọi "giá dịch vụ đào tạo" được đề xuất trong Luật giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác... Nhận định bản chất “học phí” thực chất là giá vì đã tính toán đầy đủ các chi phí đào tạo. Nhưng việc thay đổi này có đang mang tính “thương mại hóa” khi sẽ xuất hiện tình trạng lạm thu khiến người sử dụng (học sinh, sinh viên, phụ huynh,..) rơi vào tình trạng bị động và chấp nhận với mức giá không lường trước được.

    Cũng với cách giải thích về giá và phí nêu trên, khó có thể tránh tình trạng lạm thu nếu như không có cơ sở nền về quy chuẩn sẵn các phương án định mức thu, hơn thế nữa, sự thay đổi ngữ nghĩa khiến người dân phản ứng một cách mãnh liệt. Cần đánh giá tính chất, mục đích của vấn đề để đề xuất những nội dung cho phù hợp.

    Phát triển là điều ai cũng muốn nhưng phải phù hợp, phù hợp về nội dung lẫn hình thức, không thể có chuyện sử dụng cụm từ này để thay thế cụm từ khác  trong khi bản chất là hoàn toàn khác nhau.

     
    1712 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận