Phong tỏa tài sản là biện pháp cưỡng chế là biện pháp tư pháp nhằm thi hành án bắt buộc đối với những tài sản đang là đối tượng được thu giữ nhằm thực hiện biện pháp bảo đảm để trả nợ hoặc bồi thường. Vậy trường hợp không chấp hành quyết định cưỡng chế phong tỏa tài thì bị xử phạt ra sao?
1. Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản là gì?
Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản là biện pháp thi hành án đã có quyết định của Tòa án về việc thu giữ tài sản đã được bên thứ ba có quyền chiếm hữu để thực hiện kê biên định giá, đấu giá thực hiện biện pháp bảo đảm.
Qua đó, bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án gồm những gì?
- Bản án, quyết định.
- Quyết định thi hành án.
- Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
3. Cơ quan thi hành án có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nào?
Căn cứ Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 cơ quan thi hành án có thể áp dụng một trong 6 biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây tịch thu tài sản đảm bảo:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
4. Nguyên tắc kê biên tài sản đang thực hiện biện pháp bảo đảm
Đối với tài sản là vật đã có quyết kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện theo nguyên tắc kê biên tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán.
5. Xử phạt người không thực hiện quyết định thi hành án
Cụ thể tại khoản 7 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt hành chính gấp 02 lần.