Khởi tố hình sự ngay nhà xe Thành Bưởi vì hành vi trốn thuế

Chủ đề   RSS   
  • #606017 11/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Khởi tố hình sự ngay nhà xe Thành Bưởi vì hành vi trốn thuế

    Khởi tố hình sự ngay đối với hành vi trốn thuế của Nhà xe Thành Bưởi và rút giấy phép hoạt động.

    Trước đó, sáng ngày 30/9, vụ tài xế xe khách Thành Bưởi chạy xe quá tốc độ gây ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Nai đã khiến 5 người tử vong, 4 người bị thương.

    Mới đây, trên trang Thông tin Chính phủ vừa đưa tin “Cần rút giấy phép hoạt động của nhà xe Thành Bưởi; khởi tố hình sự ngay hành vi trốn thuế”. Cụ thể, Phó Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh:

    "Việc trốn thuế này theo như báo chí nói, tôi đề nghị cũng làm rõ, là có thể trốn thuế, trốn phí đến hàng nghìn tỷ đồng... Chúng ta biết rằng, con số một nghìn tỷ đồng bằng thu nhập quốc dân của một tỉnh nghèo ở phía bắc. Ví dụ như Bắc Kạn, đây là một khoản ngân sách vô cùng to lớn của toàn thể gần 1 triệu dân trong một năm".

    Ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết: "Hình thức bên ngoài mà người dân nhìn thấy là sự vi phạm của tài xế lái xe. Cụ thể, tài xế bị thu bằng vẫn được giao xe để chạy bình thường và chạy vào khung giờ rất nguy hiểm, dễ bị ngủ gật và gây tai nạn. 

    Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vụ vừa qua là ở Định Quán, tôi được biết một vụ nữa trên địa bàn huyện Trảng Bom và Tòa án Trảng Bom cũng vừa xét xử. 

    Trong đó, người ta cố tình đưa vụ việc hướng sang một hướng khác khi lái xe đâm vào một xe đỗ ven đường nhưng lại truy tố một lái xe khác. Địa bàn tỉnh Đồng Nai là cung đường khá nguy hiểm, là nơi trung chuyển giữa nhiều địa bàn lớn và có hoạt động vận tải mạnh.

    Tuy nhiên, không đơn giản là vi phạm của lái xe, về sâu xa, đây chính là vi phạm của nhà xe. Tôi xin liệt kê mấy vi phạm có khả năng cần phải xem xét điều tra, làm kỹ.

    Thứ nhất là vi phạm của việc lập bến trái phép. Báo chí nêu vấn đề này rất trầm trọng. Nhà xe này đã lập nhiều bến trong đó có bến công khai, bến trá hình, bến có quyết định nhưng cũng có bến không có quyết định. 

    Đơn cử như bến ở thành phố Đà Lạt hoạt động công khai mặc dù không đủ diện tích để bố trí làm một bến xe. Hay như nhà xe lập bến ở 66-68 Lê Hồng Phong (TPHCM), nhưng lại trung chuyển khách ra 48C đường song hành Xa lộ Hà Nội. Báo chí và các cơ quan, ban, ngành cũng đã có sự thanh tra kiểm tra.

    Thứ hai là kinh doanh trái pháp luật. Ví dụ, nhà xe đăng ký chỉ một tuyến duy nhất đi Cần Thơ, còn lại các tuyến khác đăng ký du lịch, hợp đồng. Nhưng bản chất của hàng trăm, hàng nghìn chuyến đi Đà Lạt là chạy xe khách liên tỉnh. 

    Rõ ràng, có sự đánh tráo khái niệm, lấp liếm giữa xe hợp đồng và xe khách liên tỉnh; gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước mà còn gây thiệt hại cho cả những nhà xe khác.  Rõ ràng đây là sự trá hình rất nguy hiểm và pháp luật rất nghiêm cấm việc này.

    Thứ ba là trốn thuế và trốn phí. Mỗi lần vào bến, phải có lệ phí và kinh doanh phải nộp thuế. Nếu bán vé mà không xuất hóa đơn, không xuất vé, chỉ thu tiền thì đương nhiên là trốn thuế. Và hành vi trốn thuế là hành vi cực kỳ nghiêm trọng. 

    Đặc biệt với những người kinh doanh lộ liễu như thế này thì hành vi trốn thuế tôi cho rằng là hành vi rất nguy hiểm. Và việc trốn thuế này theo như báo chí nói, tôi đề nghị cũng làm rõ, là có thể trốn thuế, trốn phí đến hàng nghìn tỷ đồng. Điều này làm thiệt hại cho ngân sách của TPHCM và ngân sách nhà nước. 

    Chúng ta biết rằng, con số một nghìn tỷ đồng bằng thu nhập quốc dân của một tỉnh nghèo ở phía bắc. Ví dụ như Bắc Kạn, đây là một khoản ngân sách vô cùng to lớn của toàn thể gần 1 triệu dân trong một năm.

    Thứ tư là có dấu hiệu hối lộ. Muốn tồn tại vi phạm suốt thời gian dài thì có khả năng có bảo kê, "chống lưng", bao che và có hối lộ. Nếu cơ quan chức năng làm rõ hành vi hối lộ thì phải xử lý không chỉ người hối lộ mà cả người nhận hối lộ.

    Thứ năm là gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến chết người. Không những vậy, sai phạm này đã gây ra tâm lý hoảng loạn, hoang mang cho những người khác sử dụng dịch vụ xe khách đi trên những tuyến đường đó. Tôi cho rằng nếu không xử lý nghiêm thì dẫn đến khá nhiều hệ lụy khác nhau về mặt kinh tế, an ninh, xã hội."

    Theo Chính phủ 

    Xem bài viết liên quan: Giao xe cho người đang bị tước bằng lái điều khiển thì chủ xe có bị phạt?

    Đang bị tước bằng lái xe nhưng vẫn lái thì bị xử phạt về lỗi gì?

    Thủ tướng điện về khắc phục hậu quả vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Nai

    (1) Như thế nào là trốn thuế?

    Căn cứ tại Điều 143 Luật Quản lý Thuế nêu rõ hành vi trốn thuế là một trong các hành vi sau:

    - Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.

    - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

    - Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

    - Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

    - Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.

    - Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.

    - Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

    - Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

    - Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.

    - Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật Quản lý Thuế đối với trường hợp sau đây:

    + Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;

    + Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

    Hành vi trốn thuế như thế nào sẽ bị phạt hành chính? Mức xử phạt là bao nhiêu?

    Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế như sau:

    - Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

    + Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

    + Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

    + Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

    + Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

    + Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

    + Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

    - Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

    - Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 mà có một tình tiết tăng nặng.

    - Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 có hai tình tiết tăng nặng.

    - Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

    Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    - Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17.

    Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều 17 đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

    - Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17.

    Tội trốn thuế có bị xử lý hình sự không?

    Căn cứ tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội trốn thuế:

    - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    + Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

    + Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

    + Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

    + Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

    + Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

    + Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

    + Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

    + Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

    + Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    + Có tổ chức;

    + Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    - Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    + Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    + Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

    Theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

     
    770 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận