Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành VBQPPL 2015

Chủ đề   RSS   
  • #435364 07/09/2016

    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành VBQPPL 2015

    Khoản 2, Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định " Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn". Không thấy văn bản nào quy định về hiệu lực pháp lý thế nào là cao hơn? Cùng điều là luật, ví dụ Luật A, Luật B. Hai luật này quy định khác nhau về cũng một vấn đề thì dùng cơ sở pháp lý nào để cho rằng áp dụng luật A hay luật B. Mời mọi người cho ý kiến !

     
    15693 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn comay_vh vì bài viết hữu ích
    trang_u (07/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435368   07/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn, trong trường hợp này buộc phải áp dụng luật chuyên ngành thôi, ví dụ Luật A là luật chung, Luật B là luật riêng thì lúc này mình áp dụng Luật B là luật riêng thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #435375   07/09/2016

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Về thực tế là như bạn nêu, nhưng về cơ sở pháp lý lại không được đề cập

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435402   07/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Theo luật ban hành VBQPPL:

    Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Như vậy việc quy định áp dụng luật chuyên ngành đã không còn tiếp tục thực hiện.

    Việc xác định giá trị pháp lý cao hơn là căn cứ vào cơ quan ban hành cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (08/09/2016)
  • #435465   08/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hungmaiusa viết:

    Theo luật ban hành VBQPPL:

    Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Như vậy việc quy định áp dụng luật chuyên ngành đã không còn tiếp tục thực hiện.

    Không còn tiếp tục áp dụng quy định này từ khi nào vậy bác hungmaiusa? 

     
    Báo quản trị |  
  • #435567   09/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    trang_u viết:

     

    hungmaiusa viết:

     

    Theo luật ban hành VBQPPL:

    Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Như vậy việc quy định áp dụng luật chuyên ngành đã không còn tiếp tục thực hiện.

     

     

    Không còn tiếp tục áp dụng quy định này từ khi nào vậy bác hungmaiusa? 

    Chào bạn.

    trang_u viết:

    Chào bạn, trong trường hợp này buộc phải áp dụng luật chuyên ngành thôi, ví dụ Luật A là luật chung, Luật B là luật riêng thì lúc này mình áp dụng Luật B là luật riêng thôi.

    Bạn có thể cho biết nhận định này của bạn là căn cứ vào quy định ở đâu không? Tôi sẽ chờ ý kiến bạn để xem lại ý kiến của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (10/09/2016)
  • #435592   10/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hungmaiusa viết:

     

    trang_u viết:

     

     

    hungmaiusa viết:

     

    Theo luật ban hành VBQPPL:

    Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Như vậy việc quy định áp dụng luật chuyên ngành đã không còn tiếp tục thực hiện.

     

     

    Không còn tiếp tục áp dụng quy định này từ khi nào vậy bác hungmaiusa? 

     

     

    Chào bạn.

     

    trang_u viết:

     

    Chào bạn, trong trường hợp này buộc phải áp dụng luật chuyên ngành thôi, ví dụ Luật A là luật chung, Luật B là luật riêng thì lúc này mình áp dụng Luật B là luật riêng thôi.

     

    Bạn có thể cho biết nhận định này của bạn là căn cứ vào quy định ở đâu không? Tôi sẽ chờ ý kiến bạn để xem lại ý kiến của mình.

    Không có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhưng có quy định trong các Luật gọi là chuyên ngành, ví dụ như Luật doanh nghiệp 2014:

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

     Luật đầu tư 2014:

    Điều 4. Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế

    1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

    2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.

    ...

    Bạn có thể tìm thêm một số văn bản luật khác.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    saigonimex (01/11/2016) TranTamDuc.1973 (13/09/2016)
  • #435614   10/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    trang_u viết:

     

    Không có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhưng có quy định trong các Luật gọi là chuyên ngành, ví dụ như Luật doanh nghiệp 2014:

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

     Luật đầu tư 2014:

    Điều 4. Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế

    1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

    2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.

    ...

    Bạn có thể tìm thêm một số văn bản luật khác.

     

     

     

    Chào bạn.

    Vậy thì trong những VBQPPL mà bạn viện dẫn ở trên không thuộc trường hợp "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề" bởi vì luật bản thân luật doanh nghiệp, luật đầu tư đã khẳng định là không áp dụng luật DN và luật ĐT khi có quy định khác nhau.

    Vấn đề thảo luận là khi luật DN không có quy định như trên thì khi có quy định khác trong luật luật sư, luật công chứng. . . thì áp dụng luật nào.

    Bạn không thể viện dẫn một quy phạm pháp luật riêng mà nâng lên thành một nguyên tắc chung áp dụng cho mọi quan hệ pháp luật.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/09/2016 01:51:17 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (13/09/2016)
  • #435420   07/09/2016

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    trang_u viết:

    Chào bạn, trong trường hợp này buộc phải áp dụng luật chuyên ngành thôi, ví dụ Luật A là luật chung, Luật B là luật riêng thì lúc này mình áp dụng Luật B là luật riêng thôi.

    Không đồng ý với ý kiến của bạn này. Buộc phải áp dụng luật chung (Luật A).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn babytax vì bài viết hữu ích
    trang_u (08/09/2016)
  • #435466   08/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    babytax viết:

    trang_u viết:

    Chào bạn, trong trường hợp này buộc phải áp dụng luật chuyên ngành thôi, ví dụ Luật A là luật chung, Luật B là luật riêng thì lúc này mình áp dụng Luật B là luật riêng thôi.

    Không đồng ý với ý kiến của bạn này. Buộc phải áp dụng luật chung (Luật A).

    Ủa tại sao phải áp dụng luật chung A mà không áp dụng luật riêng B nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #435473   08/09/2016

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    trang_u viết:

    Ủa tại sao phải áp dụng luật chung A mà không áp dụng luật riêng B nhỉ? 

    Vậy tại sao phải áp dụng luật B mà không phải là luật A nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn babytax vì bài viết hữu ích
    trang_u (10/09/2016)
  • #435593   10/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn babytax, bạn có thể xem giải thích của mình với bạn hungmaiusa nhé, còn nếu bạn đưa ra việc phải áp dụng luật chung thì bạn có thể giải thích:

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435616   10/09/2016

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    trang_u viết:

    Không có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhưng có quy định trong các Luật gọi là chuyên ngành, ví dụ như Luật doanh nghiệp 2014:

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

     Luật đầu tư 2014:

    Điều 4. Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế

    1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

    2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.

    ...

    Bạn có thể tìm thêm một số văn bản luật khác.

    Vậy trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành, nhưng trong lĩnh vực khác không có quy định về áp dụng luật chuyên ngành thì có căn cứ để nói như trên k bạn trang_u

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn babytax vì bài viết hữu ích
    trang_u (13/09/2016)
  • #435631   10/09/2016

    devilrylee
    devilrylee

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Văn bản có pháp lý cao hơn như hiến pháp, luật (dân sự, hành chính, hình sự,...), trong cùng một lĩnh vực, văn bản ban hành sau của chủ thể có thẩm quyền ngang hàng và chủ thể có thẩm quyền cao hơn thường có giá trị pháp lý cao hơn,...

    Nhiều người nghĩ rằng Nghị quyết có giá trị pháp lý thấp hơn luật nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong một số trường hợp, Nghị quyết còn có hiệu lực pháp lý cao hơn luật như: Nghị quyết phê chuẩn Điều ước quốc tế, bởi khi vb này có hiệu lực thì mọi pháp luật Việt Nam đều phải phù hợp với ĐƯQT đã tham gia. Cũng có những Nghị quyết có giá trị bằng luật như: Nghị quyết thực hiện thí điểm một số chính sách mới thộc thẩm quyền quyết định của QH nhưng chưa có luật điều chỉnh (điểm b khoản 2 Điều 15 Luật BHVBQPPL 2015). Văn bản này có giá trị bằng luật vì có giá trị điều chỉnh như nhau, cúng điều chỉnh ở Hội đồng Nhân dân...

    Vì vậy, trong một số trường hợp thì cần phải xem xét giá trị của nội dung mà văn bản (chủ thể có thẩm quyền ban hành) đó quy định. Không thể nói trước được cái nào có giá trị pháp lý cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn devilrylee vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (12/09/2016)
  • #435700   12/09/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    mình thấy Điều 4 LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT đã sắp xếp theo thứ tự giá trị pháp lý rồi. Còn về luật chung và luật chuyên ngành cùng điều chỉnh 1 vấn đề thì mình nghĩ áp dụng luật chuyên ngành

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    trang_u (13/09/2016)
  • #435754   13/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào 2 bạn hungmaiusa và babytax, cám ơn 2 bạn đã có ý kiến về vấn đề luật chung và luật chuyên ngành, ở đây mình muốn nói đó là rút ra thực tế từ nhiều văn bản chứ không nói căn cứ dựa trên Luật ban hành VBQPPL 2015, tùy mối quan hệ giữa các luật mà ta đánh giá luật nào là luật chuyên ngành, luật nào là luật chung.

    Ví dụ trong mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 thì tất nhiên Luật doanh nghiệp 2014 là luật chuyên ngành và Bộ luật dân sự 2005 là luật chung.

    Một ví dụ khác đó là mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Luật doanh nghiệp 2014 lại là luật chung và Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (13/09/2016) TranTamDuc.1973 (13/09/2016) htdat29 (13/09/2016)
  • #435787   13/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    trang_u viết:

    Chào 2 bạn hungmaiusa và babytax, cám ơn 2 bạn đã có ý kiến về vấn đề luật chung và luật chuyên ngành, ở đây mình muốn nói đó là rút ra thực tế từ nhiều văn bản chứ không nói căn cứ dựa trên Luật ban hành VBQPPL 2015, tùy mối quan hệ giữa các luật mà ta đánh giá luật nào là luật chuyên ngành, luật nào là luật chung.

    Ví dụ trong mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 thì tất nhiên Luật doanh nghiệp 2014 là luật chuyên ngành và Bộ luật dân sự 2005 là luật chung.

    Một ví dụ khác đó là mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Luật doanh nghiệp 2014 lại là luật chung và Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành.

    Chào bạn.

    Ý kiến của bạn là hoàn toàn hợp lý: trong thực tế, từ trước nay khi áp dụng pháp luật thì tôi vẫn lập luận như bạn. 

    Vấn đề tôi muốn trao đổi với bạn là khi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thì chúng ta căn cứ vào quy định nào để xác định phải áp dụng luật nào khi có sự xung đột pháp luật giữa 2 luật.

    - Luật chuyên ngành là khái niệm rất rõ trong nghiên cứu, giảng dạy nhưng khi tranh biện tại tòa thì không thể thuyết phục nười khác bằng cách như bạn nói : " Ví dụ trong mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 thì tất nhiên Luật doanh nghiệp 2014 là luật chuyên ngành và Bộ luật dân sự 2005 là luật chung.

    Một ví dụ khác đó là mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Luật doanh nghiệp 2014 lại là luật chung và Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành."

    Tôi muốn trao đổi với bạn xem có quy định nào của pháp luật là so với luật dân sự thì Luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành và so với  Luật doanh nghiệp 2014 thì Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành?

    Giải thích pháp luật của các thầy cô, các giao trình không phải là căn cứ vì thẩm quyền giải thích pháp luật là của Thường Vụ Quốc Hội và phần nào trong thực tế là của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối Cao.

    Trường hợp bản thân luật A quy định rõ có xung đột hoặc quy định khác nhau thì áp dụng luật A hoặc không áp dụng luật A thì quá rõ rồi và không có gì phải bàn cải. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    htdat29 (13/09/2016) hose (14/09/2016)
  • #435790   13/09/2016

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    trang_u viết:

    Chào 2 bạn hungmaiusa và babytax, cám ơn 2 bạn đã có ý kiến về vấn đề luật chung và luật chuyên ngành, ở đây mình muốn nói đó là rút ra thực tế từ nhiều văn bản chứ không nói căn cứ dựa trên Luật ban hành VBQPPL 2015, tùy mối quan hệ giữa các luật mà ta đánh giá luật nào là luật chuyên ngành, luật nào là luật chung.

    Ví dụ trong mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 thì tất nhiên Luật doanh nghiệp 2014 là luật chuyên ngành và Bộ luật dân sự 2005 là luật chung.

    Một ví dụ khác đó là mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Luật doanh nghiệp 2014 lại là luật chung và Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành.

    Bạn ơi, bạn nói giữa BLDS và LDN thì LDN là luật chuyên ngành, vậy căn cứ nào để bạn nói rằng LDN là luật chuyên ngành vậy bạn.

    Hiện nay chưa có giải thích thế nào là luật chuyên ngành.

    Bạn dùng từ "tất nhiên" hơi tự tin quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #439960   28/10/2016

    Thanhtrung1984
    Thanhtrung1984

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo mình thì Tại khoản 3 Điều 156 là quy định nguyên tắc chung cho tất cả các văn bản. Còn tại các văn bản pháp luật đã quy định rõ là nếu Luật A,B...có quy định khác thì thực hiện theo quy định tại VB đó, theo mình là rõ ràng rồi cứ thế thực hiện. Còn Luật chung và Luật chuyên ngành là cách tổng hợp phân loại các VBPL.

     
    Báo quản trị |  
  • #440073   30/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1121 lần
    Moderator

    Việt Nam ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ ... hay, như "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với Ma mặc áo giấy"; "ăn theo thuở, ở theo thời".... nghĩa là cổ nhân khuyên chúng ta phải biết tìm cách mà "sống chung" với "môi trường" không như ý nhưng mình không thể làm gì khác hơn để thay đổi nó được.

    Chuyện Việt Nam có một "rừng Luật" nhưng cuối cùng lại cái thừa, cái thiếu và không hiếm cái nọ "chỏi" cái kia thì đã "xưa như trái đất" ! Thế nên, bạn nào phát hiện ra những điểm mâu thuẫn, những nội dung "chỏi" nhau giữa các Văn bản qui phạm pháp luật thì Thông báo để mọi người bàn luận nhằm cùng nhau mở mang tầm nhìn mà "sống chung" với nó, chứ còn tranh luận về những vấn đề đó thì sẽ không bao giờ có điểm kết thúc, bởi bạn này "ôm" Văn bản luật này, bạn kia "ôm" Văn bản luật kia, cái nào cũng có hiệu lực nhưng chúng "chỏi" nhau thì biết sao mà phân định đúng, sai !

    Chuyện "luật mẹ" - "luật con" hay "luật chung" - "luật chuyên ngành" đúng là không có qui định chính thức, nó chỉ truyền đạt qua khoa học pháp lý, giảng dạy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta vẫn có thể suy luận một cách logich, khoa học, ví dụ điều 6 Luật hôn nhân - gia đình 2014 qui định trong trường hợp luật này không có qui định thì mới áp dụng Bộ Luật dân sự và các Luật khác có liên quan tới quan hệ hôn nhân - gia đình, như vậy chuyện phải ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngành là quá rõ ràng. Ví dụ 2 : Luật nhà ở dù không có điều nào qui định chung tương tự như điều 6 Luật hôn nhân - gia đình, nhưng rải rác cũng có vài qui định cho thấy các nhà làm Luật thừa nhận Bộ luận dân sự là "Luật mẹ" hay gọi cách khác là "Luật chung" như đoạn 2 khoản 6 điều 62 Luật nhà ở qui định "việc xử lý tiền thuê tiền mua nhà ở được thực hiện theo qui định của pháp luật dân sự".... Chưa kể, dù Luật nhà ở không qui định nhưng mặc nhiên một loạt các vấn đề liên quan tới hợp đồng nhà ở chúng ta đều phải căn cứ vào Bộ luật dân sự để giải quyết đó thôi !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |