Khi thành lập khu rừng phòng hộ thì phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606432 27/10/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3335
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Khi thành lập khu rừng phòng hộ thì phải đảm bảo nguyên tắc nào?

    Với sự phát triển của đô thị hóa ngày một nhanh như hiện tại thì việc quan tâm đến môi trường hết sức là quan trọng. Việc bảo tồn những môi trường tự nhiên cũng góp phần vào việc phòng chống thiên tai hằng năm trên cả nước. Vì thế những loại rừng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với rừng phòng hộ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về rừng phòng hộ?

    Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để làm gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, về phân loại rừng như sau:

    - Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

    + Rừng đặc dụng;

    + Rừng phòng hộ;

    + Rừng sản xuất.

    - Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

    + Vườn quốc gia;

    + Khu dự trữ thiên nhiên;

    + Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

    + Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    + Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

    - Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

    + Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

    + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

    - Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

    Như vậy, thấy rằng theo quy định pháp luật thì rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

    Khi thành lập khu rừng phòng hộ thì phải đảm bảo nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về việc thành lập khu rừng phòng hộ như sau:

    - Nguyên tắc thành lập khu rừng phòng hộ:

    + Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

    + Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP

    - Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ

    + Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;

    + Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;

    + Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;

    + Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;

    + Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;

    + Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;

    + Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;

    + Tổ chức thực hiện dự án.

    Như vậy, khi thành lập khu rừng phòng hộ thì phải đảm bảo 2 nguyên tắc là phải có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia và đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ

    Muốn thành lập rừng phòng hộ thì phải chuẩn bị những hồ sơ gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về việc thành lập khu rừng phòng hộ như sau:

    - Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ bao gồm:

    + Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);

    + Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

    + Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;

    + Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

    + Kết quả thẩm định.

    Như vậy, khi muốn thành lập rừng phòng hộ thì phải chuẩn bị đầy những giấy tờ theo quy định trên và gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

    Có thể thấy, rừng phòng hộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, phát triển nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng.

     
     
    64 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận