Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Tuy nhiên, xã hội và các quy định của pháp luật không ngừng thay đổi, đặc biệt với tốc độ sửa đổi, bổ sung luật tại Việt Nam. Trước thực tiễn đó, vấn đề đặt ra là, vậy án lệ có phải có "hiệu lực" trong mọi trường hợp tại mọi thời điểm hay không? Và nếu không thì khi nào?
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao quy định về việc áp dụng án lệ đề cập đến trường hợp thẩm phán có quyền không áp dụng án lệ khi:
1. Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.
2. Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này.
Trong hai trường hợp trên, "hiệu lực" của án lệ đó sẽ được giải quyết như sau:
- Trường hợp do sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì án lệ đương nhiên bị hủy bỏ.
- Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp nhưng chưa có quy định mới của pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xem xét huỷ bỏ án lệ.
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !