>>> Tài sản bảo đảm nghĩa vụ phát sinh trong tương lai
Khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng ta sẽ thế chấp hoặc cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc trả nợ. Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi xảy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý, thu hồi khoản nợ. Vậy trong những trường hợp cụ thể nào thì ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo?
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Vậy các trường hợp Ngân hàng được xử lý sẽ bao gồm:
+ Nghĩa vụ được phát sinh trên cơ sở các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy nghĩa vụ sẽ gây thiệt hại cho bên có quyền, vì vậy bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ, thu hồi lại khoản nợ
+ Khi xác lập nghĩa vụ các bên có thể thỏa thuận về thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt nghĩa vụ (hủy bỏ giao dịch). Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền xử lý tài sản.
Ví dụ: trường hợp các bên thỏa thuận về việc sử dụng tài sản vay để sản xuất nông nghiệp nhưng bên vay đã sử dụng tiền để chơi bời, không sử dụng cho mục đích làm ăn. Mặc dù chưa đến hạn trả nợ mà bên vay vi phạm sự thỏa thuận về việc sử dụng khoản tiền vay, bên cho vay có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước hạn. Lúc này, các bên có áp dụng biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ bị xử lý.
Trường hợp pháp luật có quy định về thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Ví dụ: khi các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên có quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng, buộc bên có nghĩa vụ phải.thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật như theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng bảo đảm.
Tại Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Cũng với nội dung tương tự với Bộ luật Dân sự, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hơn đó là bổ sung thêm một trường hợp xử lý tài sản đảm bảo. Pháp luật sẽ quy định của thể việc xử lý tài sản đảm bảo để cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ khác. Ví dụ: A thế chấp nhà 1 tỷ để vay tiền ngân hàng B 500 triệu, A lại mượn nợ của C 300 triệu và theo bản án của Tòa buộc A phải thực hiện việc trả nợ cho C. Tài sản hiện giờ của A lại không đủ cho C, khi đó mặc dù chưa tới hạn trả nợ nhưng theo quy định của pháp luật ngân hàng C có thể xử lý tài sản đảm bảo để A có tiền trả nợ cho B.
Một số phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận
1. Bán tài sản bảo đảm.
2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.
Khi hai bên đã thỏa thuận về việc xử lý tài sản đảm bảo thì tùy theo ngân hàng mà sẽ có một cách xử lý tài sản đề thu hồi nợ khác nhau
Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 31/12/2018 09:44:08 SA