Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vấn nạn vi phạm giao thông hiện nay ngày càng phổ biến, một vấn đề nhiều người có thắc mắc là khi tham gia giao thông, CSGT yêu cầu dừng xe, người điều khiển phương tiện được quyền yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt cung cấp các bằng chứng chứng minh lỗi vi phạm khi nào?
Xem nội dung hướng dẫn dưới đây:
Theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính thì:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Ngoài ra, Thông tư Thông tư 01/2016/TT-BCA cũng quy định:
"...Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;..."
Như vậy, nếu không chứng minh được lỗi vi phạm thì CSGT không có quyền xử phạt. Trường hợp vẫn bị xử phạt thì người vi phạm có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Khi xử lý vi phạm giao thông, người vi phạm được nộp phạt tại chổ trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Để tra cứu mức xử lý đối với các hành vi vi phạm giao thông chỉ cần tải “Bỏ túi” app iThong: Không cần kết nối mạng vẫn tra cứu được mức xử phạt VPGT.
Tải iThong:
- App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY;
- Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY