Khi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trở thành “miếng mồi để kiếm chác”?

Chủ đề   RSS   
  • #526788 29/08/2019

    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Khi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trở thành “miếng mồi để kiếm chác”?

    Bắt đầu từ năm 2015, Bộ Giáo dục đã ban hành Quy chế của Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia. Đây là kỳ thi gộp giữa Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng học tủ, học lệch và một phần để giảm chi phí tổ chức thi cử. Có thể nói, Kỳ thi này là kỳ thi quan trọng nhất đối với mỗi người học sinh, là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Do đó, một số đối tượng đã lợi dụng kỳ thi này như là một cơ hội kiếm tiền, bằng nhiều hình thức với thủ đoạn tinh vi như bán đề thi, mua bán điểm, sửa điểm.

    Điển hình cho câu chuyện này vụ gian lận rúng động trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi THPT quốc gia. Nghiêm trọng hơn, đây là vụ án diễn ra ở quy mô liên tỉnh, từ Hà Giang, Hòa Bình đến Sơn La. Hàng chục cán bộ ở các tỉnh có liên quan bị khởi tố, bắt giữ, hàng trăm bài thi bị đội điểm, thí sinh điểm cao vẫn rớt,…Vụ gian lận điểm thi tai tiếng này đã gây ra sự hoang mang, bất bình thậm chí mất niềm tin vào chế độ thi cử ở nước ta. Đến năm 2019, nhằm hạn chế tình trạng như năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo dưới sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ đã huy động lực lượng cán bộ coi thi, các đoàn thanh tra phối hợp với các địa điểm tổ chức thi tối đa nhất có thể để đảm bảo tính công bằng, minh bạch của kỳ thi quan trọng này. Do đó, tình trạng gian lận năm 2019 đã giảm rõ rệt so với năm ngoái, tuy nhiên vẫn còn tình trạng tiêu cực trong thi cử xảy ra ở một số điểm thi, ví dụ như nam thí sinh chụp hình đề thi Ngữ văn rồi gửi ra ngoài nhờ giải hộ ở địa điểm thi Phú Thọ.

    Nguồn ảnh: trithucvn.net

    Vậy đối với những cán bộ vi phạm gian lận điểm thi thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, thì những đối tượng này có thể bị xét xử vì tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn tỏng thi hành công vụ”. Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt tù đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.  Ngoài ra, nếu những đối tượng này có  hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh còn có thể bị xét xử về tội "Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ".

    Vấn đề gian lận thi cử từ lâu vốn đã nhức nhối, nhưng tình trạng của nó ngày càng nghiêm trọng và diễn biến lan rộng đã trở thành vấn đề “báo động đỏ”. Đây là cuộc chiến không chỉ riêng ngành giáo dục, mà là sự phối hợp của toàn ngành, toàn dân để đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho một ngành đựơc xem là “tuỷ sống” cho sự phát triển đất nước.

     

    Cập nhật bởi An_Pisces ngày 29/08/2019 05:53:22 CH
     
    1005 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận