Khi hỏi cung bị can Điều tra viên phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602302 04/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Khi hỏi cung bị can Điều tra viên phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

    Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can sau khi có quyết định khởi tố hình sự. Cơ quan điều tra phải triệu tập bị can để hỏi cung nhằm phục vụ điều tra.
     
    Hỏi cung chỉ đang là giai đoạn tiền tố tụng vì vậy cần phải đúng nguyên tắc trong quá trình hoạt động. Vậy trong quá trình hỏi cung bị can thì Điều tra viên phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
     
    khi-hoi-cung-bi-can-dieu-tra-vien-phai-thuc-hien-theo-nguyen-tac-nao?
     
    1. Hỏi cung bị can là gì?
     
    Hỏi cung bị can được hiểu là biện pháp điều tra được người có thẩm quyền chuyên môn tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó. 
     
    Bên cạnh thu thập chứng cứ bằng vật thể và các Hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. 
     
    2. Hoạt động hỏi cung bị can phải thực hiện đúng nguyên tắc
     
    Người tiến hành hỏi cung bị can trước khi thực hiện hỏi cung bị can căn cứ Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hỏi cung bị can phải thực theo các nguyên tắc sau:
     
    Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. 
     
    Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
     
    Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
     
    Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
     
    Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
     
    Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định trên.
     
    Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
     
    Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
     
    Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
     
    3. Cán bộ hỏi cung có bắt buộc phải cho bị can biết nội dung biên bản?
     
    Nội dung hỏi cung bị can phải được ghi vào biên bản theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và biên bản hỏi cung bị can cũng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
     
    Thứ nhất: Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
     
    Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
     
    Thứ hai: Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. 
     
    Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.
     
    Thứ ba: Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
     
    Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. 
     
    Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
     
    Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
     
    2108 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (11/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận