Khi hai văn bản pháp luật quy định trái chiều nhau thì dân phải làm sao ạ?

Chủ đề   RSS   
  • #401463 05/10/2015

    Tran.hoangan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Khi hai văn bản pháp luật quy định trái chiều nhau thì dân phải làm sao ạ?

    Kính chào các Luật sư,

    Các bác cho em hỏi, trong trường hợp Nghị định hướng dẫn Luật D (Nghị định ban hành từ 2014 và đang có hiệu lực thi hành, tạm gọi là Nghị dinh D1) quy định đối tượng A không phải làm việc B mà Nghị định hướng dẫn Luật X (Nghị định ban hành năm 2015 và đang có hiệu lực thi hành, tạm gọi Nghị định X1) lại quy định ngược lại là buộc đối tượng A phải làm việc B. Vậy theo các bác thì đối tượng A phải áp dụng làm sao ạ? Dĩ nhiên là nếu không phải tuân thủ Nghị định X1 thì A bớt được một loạt các thủ tục và tiết kiệm được tiền.

    Trân trọng cám ơn các bác!

    Trần Hoàng An.

    Cập nhật bởi Tran.hoangan ngày 05/10/2015 11:15:29 SA
     
    9949 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401527   05/10/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nếu 2 nghị định có quy định khác nhau thì làm theo cái nào ban hành sau.

    Cái mà bạn nói thì không phải là "quy định trái chiều nhau", mà đơn giản chỉ là chính sách thay đổi mà thôi.

    Trái chiều thì phải là trường hợp 1 văn bản quy định "A bắt buộc phải làm việc B", còn văn bản kia thì lại quy định "A không được làm việc B"

     
    Báo quản trị |  
  • #407788   25/11/2015

    Tran.hoangan
    Tran.hoangan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin cám ơn ntdieu về câu trả lời!

    Have a nice time!

     
    Báo quản trị |  
  • #484168   01/02/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Trường hợp của bạn đơn giản chỉ là thay đổi thủ tục để phù hợp với chính sách hiện tại thôi chứ không phải hai văn bản quy phạm pháp luật quy định trái chiều nhau. 

    Nên cứ áp dụng văn bản ban hành sau là được mà!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #484178   01/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Theo nguyên tắc thì hai cái cùng giá trị pháp lý như nhau, trong trường hợp này cùng là Nghị định hướng dẫn về một vấn đề nào đó thì sẽ áp dụng theo văn bản ban hành sau. Bởi đơn giản cùng một vấn đề nhưng thời điểm ban hành khác nhau nên có thể vấn đề đó ban hành trước đây nay không còn phù hợp, cho nên có cái khác phù hợp hơn để áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #484184   01/02/2018

    Hai Nghị định hướng dẫn hai Luật khác nhau (chỉ có thể là Luật chung và Luật chuyên ngành), nên sẽ áp dụng Luật chuyên ngành để điều chỉnh :)

     
    Báo quản trị |  
  • #484203   01/02/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Bạn có thể xem chi tiết quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Cụ thể:
     
    "Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
     
    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
     
    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
     
    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
     
    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
     
    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
     
    5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp."
     
    Báo quản trị |