Khi có một người chết thì người thân trong gia đình sẽ tiến hành đăng ký khai tử, nếu không có người thân thì sẽ được đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nếu khai tử người đang còn sống thì bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 33 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục khai tử thì người có trách nhiệm đi khai tử bao gồm: vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết. Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Điều 32 Luật hộ tịch 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định sau khi nhận giấy tờ đăng ký khai tử: Nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Do đó, trách nhiệm kiểm tra việc khai tẻ là đúng hay sai thuộc về công chức tư pháp – hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người được đăng ký khai tử.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Hành vi khai tử cho người sống sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 3 Điều 41 Nghị định 82/2020, hành vi “làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. biện pháp khắc phục hậu quả là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp.
Như vậy, việc khai tử chỉ được thực hiện khi có người chết. Việc khai tử cho người sống là vi phạm quy định của pháp luật.