Khai thác rừng như thế nào mới phạm pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #468480 22/09/2017

    Khai thác rừng như thế nào mới phạm pháp?

    Hiện nay, việc khai thác rừng diễn ra phổ biến không chỉ hợp pháp mà còn bất hợp pháp. Người dân cũng khai thác rất nhiều, và thường là khai thác không xin phép. Vậy khi nào thì hành vi khai thác rừng sẽ bị phạt, và phạt hành chính hay phạt hình sự?

    Định nghĩa về hành vi khai thác trái phép:

    Theo Mục 1 Phần IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC thì “Khai thác trái phép cây rừng” là một trong các hành vi sau đây:

    a) Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn;

    b) Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép;

    c) Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);

    d) Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối lượng).

    Những hành vi khai thác trái phép sẽ bị xử lý như sau:

    1. Về hành chính:

    Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì chỉ cần có hành vi khai thác trái phép gỗ rừng là sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bất kể loại gỗ là gỗ thường hay gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, IIA.

    Đồng thời, trong trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.

    Hành vi khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục, vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ cũng sẽ bị xử phạt như các hành vi khai thác trái phép khác.

     

    2. Về hình sự:

    Đối với những hành vi khai thác trái phép đạt các mức độ sau thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 232 Bộ luật hình sự như sau:

               Loại rừng bị

    khai thác

    Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    Rừng sản xuất

    Rừng trồng

    - Gỗ thông thường: 20 m3 đến dưới 40 m3

    - Nhóm IIA: 15 m3 đến dưới 30 m3

    Rừng tự nhiên

    - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3

    - Nhóm IIA: 07 m3 đến dưới 15 m3

    Rừng phòng hộ

    Rừng trồng

    - Gỗ thông thường: 15 m3 đến dưới 30 m3

    - Nhóm IIA: 10 m3 đến dưới 20 m3

    Rừng tự nhiên

    - Gỗ thông thường: 07 m3 đến dưới 15 m3

    - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3

    Rừng đặc dụng

    Rừng trồng

    - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3

    - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3

    Rừng tự nhiên

    - Gỗ thông thường: 03 m3 đến dưới 08 m3

    - Nhóm IIA: 01 m3 đến dưới 03 m3

    Thực vật rừng ngoài gỗ

    Thông thường

    Trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng

    Nhóm IIA

    Trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng

    Thực vật Nhóm IA hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

    Rừng sản xuất

    01 m3 đến dưới 02 m3

    Rừng phòng hộ

    0,5 m3 đến dưới 1,5 m3

    Rừng đặc dụng

    0,5 m3 đến dưới 01 m3

    Thực vật rừng ngoài gỗ

    Trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng

    Như vậy, bất kỳ hành vi khai thác rừng nào không được cơ quan nhà nước cho phép đều sẽ bị quy là phá rừng. Kể cả gỗ còn sót lại ở nương rẫy hay dưới sông, suối, ao, hồ... Vậy tại sao vẫn nhiều trường hợp người dân khai thác rừng nhưng lại không bị xử lý?

    Cập nhật bởi PhamCina ngày 22/09/2017 05:38:50 CH Cập nhật bởi PhamCina ngày 22/09/2017 05:37:47 CH
     
    8996 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận