Khái quát về quá trình và các hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam đang tham gia? (Phần 3)

Chủ đề   RSS   
  • #611659 17/05/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Khái quát về quá trình và các hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam đang tham gia? (Phần 3)

    Thứ nhất, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area – AFTA)

    Thứ hai, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

    Thứ ba, Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

    Thứ tư, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

    Thứ năm, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA)

    Thứ sáu, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)

    Thứ bảy, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA)

    Thứ tám, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

    (Phần tiếp theo)

    Thứ chín, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

    Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Mối quan hệ thương mại giữa hai nước đã có từ rất sớm và ngày càng phát triển, Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam khá thông hiểu thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang cùng các nước ASEAN tiến đến ký kết FTA ASEAN-Nhật Bản nên đã có kinh nghiệm và kiến thức trong việc đàm phán với Nhật Bản sớm. Vì thế, Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009.

    Hiệp định VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

    Thứ mười, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA)

    Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư… Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia châu Mỹ.

    Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê sang Việt Nam năm 2007) trong vòng 15 năm. Chi Lê cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2007) trong thời gian không quá 10 năm. VCFTA đã sẽ mở ra cơ hội cả hai bên trong trao đổi thương mại, đồng thời sẽ tăng hoạt động đầu tư của Chile vào Việt Nam, giúp hai nền kinh tế hỗ trợ nhau. Việc ký kết Hiệp định này là một minh chứng mới cho chính sách mở cửa, hội nhập toàn diện với thế giới của Việt Nam, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế; thể hiện cố gắng và quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu của APEC; và là tiền đề thuận lợi cho Việt Nam trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Thứ mười một, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

    Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều thời gian ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hang hóa, dịch vụ và đầu tư. VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

    Việt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc so với cam kết WTO và Hiệp định AKFTA trong 2 phân ngành: i) Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; và ii) Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển. Hàn Quốc mở cửa thêm cho Việt Nam so với cam kết trong Hiệp định AKFTA đối với 5 phân ngành: i) Dịch vụ pháp lý; ii) Dịch vụ chuyển phát; iii) Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; iv) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt; v) Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên. Nhìn chung, Hiệp định VKFTA hiện nay là văn bản pháp lý toàn diện cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, có một số tác động tích cực lên hai nước, mức tác động lên hai nước khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Riêng đối với Việt Nam, VKFTA đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam thông qua các ưu đãi về thuế quan và giảm thủ tục hành chính và mở ra một số lĩnh vực cho đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn tại Việt Nam. Hiện tại, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đóng góp lớn nhất vào dòng vốn FDI của Việt Nam, đã đầu tư 80,5 tỷ USD vào 9.400 dự án tính đến tháng 9 năm 2022.

    Thứ mười hai, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA)

    Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan), được ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây là FTA đầu tiên của EAEU nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu vào đây.

    Kể từ khi FTA Việt Nam - EAEU chính thức có hiệu lực đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

    (i) FTA Việt Nam - EAEU có ý nghĩa chiến lược, tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EAEU nói chung cũng như với từng nước thành viên nói riêng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam;

    (ii) EAEU là một khu vực kinh tế có tốc độ phát triển tốt, một thị trường chung rộng lớn của 05 nước thành viên.

    (iii) Các nước EAEU đang tích cực thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa và tiêu dùng trong khu vực này. Vì vậy, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại với Việt Nam theo chiều sâu sẽ là tiền đề để các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm của các nước EAEU có cơ hội tham gia vào các dây chuyền cung ứng sản phẩm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương;

    (iv) Cơ cấu sản phẩm giao dịch giữa Việt Nam và EAEU mang tính bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp, nên những tác động bất lợi mang tính truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác thông qua FTA giảm nhiều.

    (Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập; và các nguồn sưu tập có liên quan)

     
    406 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận