Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ đề   RSS   
  • #492188 20/05/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

    Song song với sự phát triển của xã hội, hoạt động xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, gần đây trong việc xây dựng, đặc biệt là xây dựng các tầng hầm của các nhà cao tầng, xây dựng các công trình ngầm, xây dựng trên nền đất yếu, xây xen kẹt trong khu dân cư mặc dù chủ công trình, người quản lý sử dụng chúng đã chú ý hơn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn nhưng vẫn chỉ ngăn chặn được một cách tương đối và vẫn có những thiệt hại khách quan, để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và các công trình liền kề và xung quanh gây thiệt hại như làm ngôi nhà bị xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trần nhà bị nứt, nhiều cánh cửa sắt hay sân nền bị sụt lún… thậm chí còn gây thiệt hại cả về người.

    Xét về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh ba điều kiện:

    (i) Có thiệt hại;

    (ii) Thiệt hại xảy ra do sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng;

    (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây dựng và thiệt hại, mà không cần chứng minh lỗi của bị đơn.

    (Yếu tố nhân quả đã được thể hiện tại tiêu đề cũng như nội dung của điều luật mà chúng ta đang nghiên cứu. Cụ thể, tiêu đề của điều luật có nội hàm “thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” còn nội dung của điều luật có chi tiết “nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lỡ gây thiệt hại cho người khác)

    Trong trường hợp này, thiệt hại lại do sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng gây ra - không phải do hành vi của con người - do đó không cần xem xét đến điều kiện lỗi.

    Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định chính xác bản chất của trách nhiệm này khi quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác”. Để được bồi thường, nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là “do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng. Đây được đánh giá là điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra  chỉ áp dụng khi xác định được các khía cạnh sau:

    Thứ nhất: Phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra hay không.

    Thứ hai: Phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Để xác định nguồn gây thiệt hại có phải nhà cửa, công trình xây dựng khác hay không cần phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Từ đó có căn cứ áp dụng Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

    Thứ ba: Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người.

    Nhìn chung, xét theo góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, phát sinh khi nhà cửa, công trình xây dựng khác là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

    Lưu ý: Về sự hiện diện của công trình xây dựng, Bộ luật dân sự sử dụng “nhà cửa” và điều này làm chúng ta nghĩ tới một công trình đã kết thúc nhưng “công trình xây dựng khác” có nhất thiết phải là công trình đã kết thúc không? Thực ra, việc phân biệt công trình đã kết thúc và chưa kết thúc rất khó xác định và các công trình xây dựng ở đây không nhất thiết phải là công trình đã kết thúc mà chỉ cần thể hiện một sự kiên cố nhất định là đủ. Một công trình hoàn thành gây thiệt hại mà người bị thiệt hại được bồi thường thì không có lý do gì một công trình đang xây dựng gây thiệt hại mà người bị thiệt hại không được bồi thường. Việc xác định xác định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng là một vấn đề khác, không nên để việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị thiệt hại.

     
    3230 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận