Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa có từ khi nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #501340 01/09/2018

    Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa có từ khi nào ?

       Tại Việt Nam, khái niệm hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng được “đá động” đến tại Quốc triều Hình luật (tức là Bộ Luật Hồng Đức – bộ luật đầu tiên của nước ta). Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353),.. Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng về ruộng đất: Mua bán ruộng đất, cầm cố ruộng đất, thuê mướn ruộng đất. 
       Mãi cho đến khi Luật thương mại ("LTM") 1997 được ban hành thì khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa mới được quy định trong một văn bản pháp quy. Theo pháp luật thương mại hiện hành cụ thể là LTM 2005 quy định thì mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận.
     
     
    2609 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận