Khách sạn là một ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, góp phần tạo nên GDP của vùng. Đặc biệt là các vùng thu hút khách du lịch nước ngoài, việc tiếp xúc và giao dịch với những du khách có thói quen sử dụng và thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ. Thì khách sạn, nhà nghỉ có được thanh toán bằng đồng ngoại tệ để dễ dàng thực hiện cho các giao dịch.
Hạn chế sử dụng ngoại hối
Ngoại hối có nghĩa là đồng tiền nước ngoài không thuộc đồng tiền được sử dụng chính tại nước sở tại. Việc liên tục sử dụng tự do đồng tiền ngoại hối có thể ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của Việt Nam cũng như kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, đối với các hoạt động giao dịch thông thường sẽ bị nghiêm cấm hành vi sử dụng ngoại hối, qua đó tránh việc lạm phát sử dụng ngoại hối thay cho đồng tiền Việt Nam.
Những trường hợp được giao dịch bằng ngoại hối
Mặc dù theo quy định ngoại hối không được phép sử dụng cho các giao dịch thông thường, tuy nhiên ngoại trừ một số đối tượng, lĩnh vực nhất định có làm việc liên quan đến các yếu tố nước ngoài thì vẫn được phép sử dụng.
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Cụ thể, khoản 13 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
Qua đó, khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú hoàn toàn có thể được giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ với khách du lịch để thuận tiện hơn.
Có được mua bán ngoại tệ tại khách sạn?
Việc mua bán ngoại tệ thường được diễn ra tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động. Dù vậy, nhiều khách du lịch ngại việc phải thực hiện thủ tục này tại ngân hàng vì nhiều giấy tờ, để nhanh chóng họ thường đến tiệm vàng, khách sạn để trao đổi.
Tuy nhiên, trường hợp này sẽ vi phạm pháp luật nếu địa điểm trao đổi không phải là chi nhánh hoạt động thuộc tổ chức tín dụng. Theo Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định như sau:
- Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Như vậy, khách du lịch vẫn có thể mua bán ngoại tệ tại các cơ sở nêu trên nếu họ được cấp phép hoạt động giao dịch ngoại tệ trong trường hợp trực thuộc tổ chức tín dụng. Còn việc thanh toán ngoại tệ tại khách sạn vẫn sẽ được thực hiện nhằm thực hiện trao đổi các giao dịch được diễn ra được nhanh chóng và thuận tiện thì họ không cần phải đổi thành đồng Việt Nam.