Khi giải quyết vụ án dân sự, “thủ tục hòa giải” tại phiên tòa được coi như việc các đương sự tự chủ động tìm sự đồng nhất trong quan điểm giải quyết vụ án, tự mình thương lượng với nhau về các vấn đề của vụ án. Vậy, thủ tục hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm khác gì so với việc thực hiện tại phiên tòa sơ thẩm?
Cùng theo dõi câu trả lời bên dưới nhé!
TIÊU CHÍ
|
HÒA GIẢI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
|
HÒA GIẢI TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
|
Thời điểm hòa giải tại phiên tòa
|
Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không do Chủ tọa phiên tòa hỏi và được thực hiện trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Theo đó, việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không là hoạt động cuối trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa mà việc các đương sự không hòa giải được trong giai đoạn này chính là tiền đề cho hoạt động tiếp theo là tranh tụng tại phiên tòa.
|
Điều kiện công nhận thỏa thuận của đương sự
|
Nếu nội dung thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ban hành/công nhận Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
|
Hình thức công nhận sự thỏa thuận
|
HĐXX ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
|
HĐXX công nhận Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án trong Bản án phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm do vụ án đang tồn tại một bản án dân sự sơ thẩm nên HĐXX phúc thẩm không thể ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được. Bởi khi ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận không làm mất hiệu lực của bản án sơ thẩm nên sẽ tồn tại song song 01 bản án sơ thẩm và 01 Quyết định về việc giải quyết cùng một vụ án.
Do đó, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX sẽ ban hành Bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, có nội dung trong phần quyết định là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
|
Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015