Kéo xe, đẩy xe giúp người khác có vi phạm pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #614360 22/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 458 lần


    Kéo xe, đẩy xe giúp người khác có vi phạm pháp luật không?

    Khi vô tình gặp người bị hư xe hoặc hết xăng trên đường, nhiều người sẵn lòng giúp đỡ bằng cách đẩy, kéo xe bị hư của người đó đến trạm xăng hoặc tiệm sửa xe, tuy nhiên hành vi này là hành vi vi phạm an toàn trật tự giao thông

    (1) Những hành vi không được thực hiện khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe mô tô

    Mới đây, Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã chính thức được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

    Theo đó, tại khoản 3 Điều 33 Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

    - Đi xe dàn hàng ngang

    - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác

    - Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

    - Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh

    - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định

    - Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

    - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    Bên cạnh đó, nếu trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có chở thêm người ngồi sau thì người được chở cũng không được thực hiện các hành vi sau đây:

    - Mang, vác vật cồng kềnh

    - Sử dụng ô

    - Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác

    - Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái

    - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    Như vậy, tuy hành vi giúp đỡ người gặp hoạn nạn ngoài đường là tốt, nhưng khi tham gia giao thông, chúng ta còn cần phải chú ý đến sự an toàn của những người đang tham gia giao thông khác.

    Việc kéo, đẩy xe khác khi tham gia giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của bản thân và người tham gia giao thông khác.

    Do đó, việc tuyệt đối không được kéo, đẩy xe khác khi tham gia giao thông là điều cần thiết và bắt buộc để đảm bảo an toàn giao thông.

    (2) Kéo, đẩy xe khác khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

    Theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

    Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi này mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt thêm hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 02 đến 04 tháng.

    (3) Nên làm gì khi gặp người bị sự cố về xe trên đường

    Việc làm kéo, đẩy xe người khác dù là vì có ý tốt muốn giúp đỡ cũng sẽ là vi phạm quy định pháp luật. Do đó, để vừa giúp được người khác lúc hoạn nạn, vừa để bản thân không vi phạm pháp luật, thay vì kéo, đẩy xe khi gặp sự cố, người tham gia giao thông nên:

    - Bật đèn cảnh báo nguy hiểm: Bật đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác biết về sự cố và chú ý quan sát.

    - Di chuyển xe vào vị trí an toàn: Di chuyển xe vào lề đường hoặc vị trí an toàn khác để tránh gây cản trở giao thông.

    - Liên hệ cứu hộ: Gọi điện thoại cho dịch vụ cứu hộ hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác để sửa chữa hoặc di dời xe.

    Hãy chung tay nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác bằng cách tuyệt đối không kéo, đẩy xe khác khi tham gia giao thông.

     
    268 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận