Gần đây, từ câu chuyện Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái xây dựng biệt phủ cùng khối tài sản khủng. Không bàn về thực hư thế nào, mình chỉ xin phép nói về việc nhà nước đã quản lý tài sản, thu nhập của họ như thế nào? Đã áp dụng, thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng chưa?
Về nghĩa vụ kê khai tài sản:
Theo Luật phòng, chống tham nhũng 2005 quy định việc Minh bạch tài sản, thu nhập như sau:
“Điều 44. Nghĩa vụ kê khai tài sản
1. Những người sau đây phải kê khai tài sản:
a) Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
c) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Chính phủ quy định cụ thể những người phải kê khai tài sản quy định tại khoản này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
3. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai.”
“Điều 45. Tài sản phải kê khai
Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:
1. Nhà, quyền sử dụng đất;
2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;
3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
4. Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.”
Về công khai tài sản:
Theo Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012, Khoản 17 Điều 1. Bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 như sau:
“Điều 46a. Công khai bản kê khai tài sản
Việc công khai bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai được thực hiện như sau:
1. Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 hằng năm. Trường hợp công khai bằng hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là ba mươi ngày liên tục;
…”
Mọi vấn đề kê khai, công khai minh bạch tài sản đã được quy định trong luật. Vậy liệu còn bất cập gì làm cho việc thực hiện chưa hiệu quả? Nhà nước vẫn chưa quản lý rõ ràng? Tham nhũng vẫn hoành hành nhức nhối trong bộ máy nhà nước? Tài sản của lãnh đạo nhà nước vẫn là con số khủng so với thu nhập từ lương của họ? Và hơn hết là Dân vẫn chưa phục?
Cập nhật bởi thuychichu ngày 02/07/2017 11:59:18 SA