Hủy hôn: Có đòi lại được tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #497321 19/07/2018

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Hủy hôn: Có đòi lại được tài sản?

    Không có gì giới hạn với cuộc sống này, kể cả việc bưng tráp,sính lễ đến hỏi cưới nhưng sau đó không cưới thì đòi lại tài sản cũng không phải là trường hợp hy hữu.

    Không ít các trường hợp mới yêu nhau đấy, thề non hẹn biển, tưng bừng lễ vật bàn chuyện trăm năm, tích tắc sau đấy lại kéo nhau ra tòa “đòi quà”.

    Bắt thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho gái có đòi được không? 

    Về khía cạnh pháp lý, thông thường trong quan hệ trao nhận sính lễ các bên đã thống nhất với nhau về hợp đồng nhưng việc hợp đồng có phát sinh hay không còn phụ thuộc vào một điều kiện (thông thường được hiểu là một sự việc trong tương lai chưa chắc chắn sẽ xảy ra). Khi điều kiện xảy ra thì hợp đồng phát sinh (tức tồn tại) còn, khi điều kiện không xảy ra, hợp đồng coi như chưa phát sinh với hệ quả là nếu các bên đã thực hiện như đã trao nhận tài sản thì các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu.

    Khi trao nhận sính lễ, các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì nó là vậy . Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

    Trong trường hợp này có thể xác định đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Họ nhà trai đưa tài sản có thể mặc định nhà gái chấp nhận cưới. Trường hợp từ hôn thì có thể xem họ nhà gái không thực hiện nghĩa vụ, đơn phương chấm dứt hợp đồng tặng cho có điều kiện lúc này bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại điều 462 BLDS 2015

    Về mặt truyền thống, cưới xin là chuyện cả đời, tổn thất vật chất còn cân, đo, đong, đếm được chứ cái ở lại vẫn là những nỗi niềm đến từ các bậc phụ huynh, bậc con trẻ và cả các ông, bà láng giềng truyền tai nhau câu chuyện. :-P

    Tuy nhiên theo tôi còn xem xét đến yếu tố lỗi. Lỗi bên nào bên đó chịu, trường hợp cả hai cùng có lỗi thì chịu theo phần lỗi của mình. Mà để không mất thời gian, nên căn cứ theo tập quán địa phương nếu tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp không có tập quán, tài sản tặng cho vì lý do kết hôn phải hoàn trả cho người tặng cho là ổn nhất.

    Người ta có câu “Của Thiên trả Địa” được hay không thì tiền mình làm ra vẫn quý hơn mà đúng không?

    Mấy bác cho cái đóng góp chứ trên chỉ là quan điểm cá nhân tại hạ thôi 

     

     

     
    6718 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ThanhHang251 (27/10/2020) admin (21/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497331   19/07/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Nếu nói là hợp đồng thì hợp đồng này là hợp đồng tặng cho có điều kiện và hợp đồng này sẽ bị vô hiệu vì lý do trái với đạo đức xã hội. Bởi vì bên đàn trai tăng cho sính lễ nhưng kèm với điều kiện là đàn gái phải gã con cho mình, ví dụ người con gái đó không đồng ý mà sính lễ giá trị quá rồi bị cha mẹ ép buộc thì sao. Giống như bỏ tiền ra để mua vợ vậy, nên theo tôi hợp đồng tặng cho có điều kiện này là vô hiệu do trái với đạo đức xã hội và các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận. Vì thế quà sính lễ có thể được đòi lại.

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 19/07/2018 07:44:32 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #497338   19/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Tình cảm là thứ không có gì ràng buộc hay quy định được. Hôn nhân là sự tự nguyện đến với nhau để được sống cùng nhau, yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Chứ nói đến việc nhận lễ tráp rồi nên buộc phải cưới thì thành ra ép buộc rồi, trái với đạo đức xã hội. Trong trường hợp này nên trả lại cho nhau những gì đã nhận để được kết thúc trong êm đẹp.....

     
    Báo quản trị |  
  • #497353   19/07/2018

    Nếu trong trường hợp khi giao sính lễ nhà trai có nói thêm điều kiện khi tặng như: Tôi cho con trai tôi làm vốn để lấy vợ (có được xem là tài sản riêng), hay cho hai đứa nè nếu không sống hạnh phúc thì trả lại nha( Nói đùa). Việc sau khi trao sính lễ nhưng hủy hôn thông thường tất nhiên hai bên sẽ trả lại khoản sính lễ, nhưng nếu không trả khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu, thì lại không thuộc vaò các trường hợp tuyên vô hiêu. Thôi lựa lời mà nói đểcó kết quả đẹp nhất thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #497355   19/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình nghĩ trường hợp này nhà trai có quyền đòi lại tài sản.Tại lễ hỏi, khi tặng cho đồ trang sức nhà trai không tuyên bố điều kiện kèm theo là phải trở thành con dâu của họ (tức là phải tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn) nhưng có thể được hiểu rằng việc tặng cho người con dâu tương lai ấy với điều kiện phải trở thành con dâu của họ.

    Tuy nhiên yêu cầu đòi lại có được chấp nhận hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết hai bên gia đình cần ngồi lại với nhau để hòa giải; nếu không tự hòa giải được thì nhờ đến tổ hòa giải ở ấp hòa giải; nếu hòa giải không thành,thì có quyền khởi kiện hợp đồng tặng cho của hồi môn này tuy nhiên mình nghĩ chắc không ai làm tới xử sự tới nông nỗi như vậy.  

     
    Báo quản trị |