Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

Chủ đề   RSS   
  • #584257 25/05/2022

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Hiện nay khi mua đất nếu không chú ý thì rất dễ xảy ra tình trạng đất không  có lối đi, như vậy trường hợp này cần xử lý như thế nào?

    Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015:
     
    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
     
    Theo đó, đối với nhà đất không có lối đi ra đường vì bị bao quanh bởi bất động sản của người khác thì người có nhà đất bị bao quanh có quyền yêu cầu mở lối hợp lý trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản bao quanh.
     
    tranh-chap=loi-di-qua-dat
     
    Khi mở lối đi qua sẽ có 2 trường hợp phát sinh như sau:
     
    1. Trường hợp mở lối đi qua nhưng không phải đền bù
     
    Là trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và không phải đền bù.
     
    2. Mở lối đi qua có đền bù trừ trường hợp có thỏa thuận khác
     
    Trường hợp này áp dụng đối với thửa đất phía trong không hình thành từ thửa đất chung với thửa đất phía ngoài; nếu thuộc trường hợp này thì người có đất ở phía trong sẽ phải đền bù cho người có nhà đất phía ngoài theo thỏa thuận của các bên.
     
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
     
    Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. 

    Thủ tục đăng ký khi mở lối đi 

    1. Hồ sơ:
     
    - Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
     
    - Thành phần hồ sơ:
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đăng ký lối đi qua gồm các giấy tờ sau đây:
     
    + Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK;
     
    + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng);
     
    + Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền mở lối đi qua).
     
    Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn yêu cầu sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế (sơ đồ lối đi qua).
     
    2. Trình tự, thủ tục đăng ký
     
    Bước 1: Nộp hồ sơ
     
    Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.
     
    Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
     
    - Trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
     
    - Trường hợp địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
     
    Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
     
    Bước 3: Trả kết quả
     
    Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    4872 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    hongthai0815 (05/07/2022) admin (25/05/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584487   29/05/2022

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Thực trạng này có tồn tại trong đời sống và nhiều người không biết xử lý như thế nào. Theo đó thì người có nhà đất có quyền yêu cầu mở một lối đi hợp lý cho mảnh đất của mình và việc mở lối đi này có thể đền bù hoặc không.

     
    Báo quản trị |  
  • #584573   30/05/2022

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Giải quyết tranh chấp lối đi chung  là một vấn đề rất phức tạp vì nó còn liên quan đến vấn đề tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng, láng giềng. Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vẫn phải nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #587346   05/07/2022

    hongthai0815
    hongthai0815

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 7 lần


    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Cảm ơn về bài viết rất hữu ích của bạn!

    Tuy nhiên, các bạn cho mình hỏi thêm một vấn đề. Đó là trường hợp bất động sản bị cô lập không có lối đi mà một trong các phía tiếp giáp với đất công (Đất do nhà nước quản lý) thì thủ tục yêu cầu mở nối đi qua đất công cụ thể như thế nào và căn cứ pháp lý. Mình có gặp một số trường hợp nhưng không tìm thấy căn cứ áp dụng trực tiếp ?. Trân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongthai0815 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/07/2022)
  • #588387   27/07/2022

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian để chia sẻ bài viết này đến mình, cũng như tất cả những người tham gia diễn đàn Dân luật. Nhờ có bài viết này mà mình đã có thêm được kiến thức pháp luật bổ ích về hướng xử lý trong trường hợp đất không có lối đi
     
     
    Báo quản trị |  
  • #588394   27/07/2022

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Lối đi được mở phải thuận tiện và hợp lý. Việc mở lối đi phải xem xét kĩ lưỡng điều kiện này để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Khi mở lối đi phải tính đến vị trí địa lý và đặc điểm của vị trí đó, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và khả năng gây thiệt hại cho bất động sản vây bọc. Lối đi phải được mở như thế nào? Bên trái hay bên phải, phía ngoài hay phía trong, đi thẳng hay đi vòng, chiều dài, chiều rộng, chiều cao là bao nhiêu, những vấn đề này phải được các bên tính toán kĩ lưỡng, cụ thể và sau đó thỏa thuận với nhau, đảm bảo cân bằng lợi ích và hài hòa trong mối quan hệ giữa các chủ thể. BLDS 2015 chỉ quy định vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên, chứ không quy định cụ thể như thế nào là thuận tiện và hợp lý? Lối đi được mở để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hay lối đi vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày vừa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh?

     
    Báo quản trị |  
  • #588399   27/07/2022

    Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mặc dù lý thuyết về mở lối đi khá đơn giản nhưng trên thực tế nhiều trường hợp rất phức tạp, nhất là ở các thành phố lớn hoặc nhà đất bên ngoài có diện tích nhỏ, vậy có cách nào để giải quyết các trường hợp như vậy?

     
    Báo quản trị |