Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

Chủ đề   RSS   
  • #587450 09/07/2022

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Thứ nhất cần xác định tranh chấp về lối đi là loại tranh chấp nào?

    Tranh chấp về lối đi có thể được phân ra làm 02 loại như sau:

    1. Do việc lấn chiếm đất giữa các bên dẫn đến chiếm dụng lối đi chung:

    Theo quy định tại Luật đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

    Theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Từ đó có thể xác định  tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền kề được xác định là tranh chấp đất đai vì liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng với phần đất bị lấn chiếm

    giai-quyet-tranh-chap-loi-di

    2. Liên quan đến việc mở lối đi qua bất động sản

    Căn cứ Điều 254 BLDS 2015
     
    Điều 254. Quyền về lối đi qua
     
    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
     
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
     
    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
     
    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

    Căn cứ Điều 171 Luật Đất Đai 2013

    Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
     
    1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
     
    2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
     
    Trong trường hợp tranh chấp về việc mở lối đi qua BĐS liền kề như trên được xác định là tranh chấp dân sự và có thể yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc tòa án giải quyết.
     
    Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có Sổ đỏ
     
    Căn cứ Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
     
    - Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
     
    - Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
     
    - Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
     
    - Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
     
    - Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
     
    Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có Sổ đỏ
     
    1. Đồi với ranh chấp về quyền mở lối đi qua
     
    Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các bên nên trên thực tế khởi kiện là phương thức có hiệu quả nhất.
     
    Tranh chấp về quyền mở lối đi qua là tranh chấp dân sự nên thủ tục giải quyết được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm những bước cơ bản sau:
     
    Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
     
    Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn
     
    Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
     
    Bước 4: Xét xử sơ thẩm

    2. Đối với tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề

    Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện hoặc đề nghị Ủy ban nhân dânnhưng trên thực tế hầu hết các bên lựa chọn những phương thức giải quyết sau:
     
    * Hòa giải: Bên thứ ba làm trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai chủ yếu là trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính hoặc đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
     
    * Khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết
     
    Dù là khởi kiện hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết thì các bên tranh chấp phải hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất (theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).
     
    Đây là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc, nếu không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thì sẽ không được khởi kiện luôn tại Tòa án hoặc nộp đơn luôn để đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    2122 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/07/2022) admin (09/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587925   21/07/2022

    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Cảm ơn thông tin bài viết của luật sư. Bán anh em xa mua láng giềng gần” là câu nói được truyền miệng khá lâu đời để nói lên mối quan hệ bền chặt giữa những người làng xóm hay những người ở cùng một phố, một khu, các diện tích bất động sản liền kề. Tuy nhiên sức ép về mặt dân số tăng nhanh cùng với đó là vấn đề đất đai, nhà ở là nhu cầu thiết yếu của nhiều người trong khi giá nhà đất lại khá cao. Nhìn chung, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về lối đi nói riêng trên thực tế là một vấn đề tương đối phức tạp

     
    Báo quản trị |  
  • #587983   23/07/2022

    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả. Giải quyết tranh chấp lối đi chung là một vấn đề rất phức tạp vì nó còn liên quan đến vấn đề tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng, láng giềng. Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vẫn phải nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nhưng tốt nhất, nếu có thể các bên nên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung để không xảy ra những tranh chấp không đáng có.

     
    Báo quản trị |  
  • #587989   23/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Cảm ơn thông tin bài viết của Luật sư.Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

     
    Báo quản trị |  
  • #588218   26/07/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Cảm ơn tác giả đã mang đến cho người đọc bài viết hữu ích nhé. HIện nay tình trạng tranh chấp lối đi diễn ra ngày càng nhiều. Nhiều hộ dân tranh chấp lỗi đi dẫn đến mâu thuẫn, nghiêm trọng hơn là sử dụng vũ lực để giải quyết với nhau. Do đó Nhà nước ta cần phải xử lý ổn thỏa về vấn đề tranh chấp lỗi đi này để hạn chế hậu quả xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #588420   28/07/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp lối đi chung. Pháp luật quy định chủ sở hữu có BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Tuy nhiên ta nên chọn cách giải quyết êm đẹp hơn là dẫn đến phải có sự can thiệp của cơ quan chức năng bởi hàng xóm "tối lửa tắt đèn có nhau"

     
    Báo quản trị |  
  • #588474   28/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Hướng dẫn xử lý tranh chấp liên quan đến lối đi

    Cảm ơn bài viết của bạn. Việc tranh chấp lối đi chung là một vấn đề rất là phức tạp vì nó còn liên quan đến cái tình cái lý giữa những hàng xóm láng giềng với nhau. Nhưng khi đã xảy ra hành vi vi phạm đến quyền lợi và lợi ích của bản thân mình thì vẫn phải có sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó nếu có thể thoả thuận được thì tốt nhất nên thoả thuận về việc mở lối đi chung thì sẽ không xảy ra những tranh chấp không đáng có nữa.

     
    Báo quản trị |