Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, NLĐ có quyền được giữ sổ BHXH để quản lý, theo dõi quá trình tham gia BHXH của bản thân, của chủ sử dụng lao động.
Không ít các trường hợp vì lý do bất cẩn mà người lao động đã làm thất lạc hoặc mất sổ bảo hiểm xã hôi. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, dưới đây là nội dung hướng dẫn xử lý khi bạn rơi vào trường hợp nói trên.
Điều 27 Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017). Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; (Điều 97 Luật BHXH 2014)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
- Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH (Căn cứ vào Khoản 2 Điều 99 Luật BHXH 2014; Điểm c, Mục 1.1 Khoản 1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Xem thêm:
Mức hưởng BHYT đúng tuyến, trái tuyến, chuyển tuyền, vượt tuyến