Hướng dẫn xác định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội liên tiếp nhau

Chủ đề   RSS   
  • #549779 24/06/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Hướng dẫn xác định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội liên tiếp nhau

    Việc xác định tội danh khi người phạm tội gây ra nhiều hậu quả khác nhau cần dựa trên các yếu tố nào và xác định ra sao? Nội dung dưới đây sẽ đưa ví dụ cụ thể liên quan đến hành vi cướp, hiếp, giết sẽ được xác định như thế nào khi thứ tự thực hiện tội phạm có sự thay đổi (hiếp, cướp, giết hoặc giết rồi hiếp,...).

    xác định tội danh

    Ảnh minh họa

    Giả xử xét trường hợp giết người sau đó hiếp dâm thì xác định tội ra sao?

    Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

    - Về tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” (Khoản 1 Điều 141).

    - Về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt: “Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” (Điều 319).

    Như vậy, tội hiếp dâm theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Theo đó, hành vi cấu thành tội phạm này bao gồm:

    - Hành vi dùng vũ lực là các hành vi bạo lực như tấn công, gây thương tích,…;

    - Hành vi đe doạ dùng vũ lực: là các hành vi đe doạ nhằm giảm sức kháng cự của nạn nhân như kề súng, dao vào người nạn nhân…;

    - Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân như bị say, bị bệnh hoặc bị tâm thần không có năng lực nhận thức…

    Các hành vi này phải thực hiện với nạn nhân là người đang còn sống. Vì vậy, trường hợp giao cấu với một người đã chết thì không thể là tội hiếp dâm, thay vào đó, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

     

    Trường hợp hiếp dâm, sau đó giết người rồi lấy tài sản thì xác định tội như thế nào:

    Đối với hiếp dâm và giết người thì các bạn có thể theo dõi nội dung phân tích trên, trường hợp hiếp dâm sau đó mới giết thì sẽ truy cứu tội hiếp dâm, rồi giết người.

    Đối với tội cướp tài sản: Theo điều 168 BLHS thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Cần phân biệt các trường hợp:

    + Người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội : giết người và cướp tài sản

    + Nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may nạn nhân bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người

    + Nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết người để tẩu thoát thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả về tội giết người

    Như vậy căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm để xác định tội danh tương ứng khi phạm nhiều tội.

    Xem: Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

    Các mems Dân luật bổ sung hoặc có ý kiến khác thì góp ý vào topic này nha!

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 24/06/2020 10:34:13 SA
     
    6423 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (25/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận