Hướng dẫn xác định thiệt hại trong giải quyết bồi thường có liên quan đến thuế

Chủ đề   RSS   
  • #603042 05/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn xác định thiệt hại trong giải quyết bồi thường có liên quan đến thuế

    Ngày 25/5/2023 Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 Ban hành Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp.
     
    Theo đó, Tổng cục Thuế hướng dẫn xác định thiệt hại trong giải quyết bồi thường có liên quan đến thuế như sau:
     
    huong-dan-xac-dinh-thiet-hai-trong-giai-quyet-boi-thuong-co-lien-quan-den-thue
     
    Xác minh thiệt hại trong giải quyết bồi thường về thuế
     
    (1) Thiệt hại được bồi thường.
     
    - Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi và chi phí khác theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
     
    - Việc xác định thiệt hại được bồi thường thực hiện theo quy định từ Điều 22 đến Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và được hướng dẫn chi tiết từ Điều 3 đến Điều 12 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
     
    (2) Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ.
     
    - Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, định giá tài sản, giám định thiệt hại.
     
    - Hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường theo quy định cụ thể tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
     
    (3) Trong trường hợp vụ việc phức tạp.
     
    - Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường ở trung ương có thể đề nghị đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.
     
    - Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước ở địa phương có thể đề nghị đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài chính tham gia vào việc xác minh thiệt hại theo quy định tại Điều 19 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
     
    - Vụ việc phức tạp là vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    + Có nhiều loại thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau.
     
    + Mức yêu cầu bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường trên 05 tỷ đồng.
     
    + Có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
     
    (4) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại.
     
    Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điếm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
     
    Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu câu bôi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ’ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
     
    (5) Trong 03 ngày sau khi xác minh thiệt hại phải hoàn thành báo cáo.
     
    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
     
    Báo cáo xác minh thiệt hại phải có nội dung chính sau đây và phải được lập theo mẫu 07/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP:
     
    - Các loại thiệt hại được xác minh;
     
    - Cách thức xác minh thiệt hại;
     
    - Việc tham gia vào việc xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có).
     
    - Thỏa thuận việc kéo dài thời hạn xác minh thiệt hại (nếu có);
     
    - Đề xuất về các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường;
     
    - Các nội dung khác liên quan đến quá trình xác minh thiệt hại (nếu có).
     
    (6) Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
     
    Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể
     
    Trường hợp người yêu câu bôi thường đông thời yêu câu cơ quan Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.
     
    Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp cơ quan Thuế chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường.
     
    Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà công chức thuế gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan Thuế quản lý người đó tại thời đi êm gây thiệt hại thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý công chức thuế tại thời điểm gây thiệt hại.
     
    Trường hợp cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan Thuế kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan Thuế nào kê thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đã bị giải thể thì cơ quan Thuế đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường.
     
    Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan Thuế ủy quyền hoặc cơ quan Thuế ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan Thuế được ủy quyền hoặc nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan Thuế được ủy quyền, nhận ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường.
     
    Xem thêm Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký.

     

     
    249 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (04/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận