Hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy

Chủ đề   RSS   
  • #606118 13/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy

    Công trình như thế nào là thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC? Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt và nghiệm thu bao gồm những gì?

    Công trình như thế nào thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC?

    Thứ nhất, để xác định công trình nêu trên có thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không cần căn cứ quy định Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. 

    Xem và tải Phụ lục V

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/13/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20V.doc

    Cụ thể, tại Mục 8 quy định nhà làm việc của doanh nghiệp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5000m3 trở lên thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc Mục 17 quy định cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000m3 trở lên.

    Thứ hai, thiết kế công trình và hạng mục phòng máy chủ nêu trên, chủ đầu tư cần căn cứ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình để thiết kế giải pháp ngăn cháy, thoát nạn; căn cứ quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2023 về Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng để thiết kế hệ thống PCCC cho công trình. 

    Thứ ba, nếu công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm về PCCC trong đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

    Xem bài viết liên quan: Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Nội quy an toàn về PCCC gồm những gì?

    Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC và nghiệm thu bao gồm những gì?

    Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Điều 13, hồ sơ nghiệm thu về PCCC theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    (1) Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

    - Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: 

    + Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06); 

    + Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

    - Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt): 

    + Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; 

    + Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

    - Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: 

    + Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

    + Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; 

    + Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

    + Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

    + Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

    - Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: 

    + Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

    + Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có); 

    + Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 

    + Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

    + Dự toán xây dựng công trình; 

    + Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

    + Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); 

    + Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);

    - Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:

    + Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 

    + Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; 

    + Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; 

    + Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

    Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

    (2) Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

    - Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

    - Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

    - Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

    - Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

    - Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

    Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

    Xem bài viết liên quan: Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Nội quy an toàn về PCCC gồm những gì?

     
    5299 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận