Hướng dẫn tống đạt văn bản cho đương sự ở nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #444400 26/12/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn tống đạt văn bản cho đương sự ở nước ngoài

    Nhắc đến tống đạt, Dân Luật chúng ta nghĩ ngay đến câu chuyện thừa phát lại, khi mà năm 2017 tới đây, thừa phát lại đựơc nhân rộng hoạt động trong cả nước, thay vì chỉ thí điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

    Do vậy, để thực hiện công việc này, cần phải có văn bản hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thừa phát lại, trong đó có tống đạt văn bản. Mới đây, Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Thông tư liên tịch về quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính.

    Tại đây, có một số nội dung mới quan trọng như sau:

    Hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng bao gồm:

    - Văn bản đề nghị tống đạt văn bản tố tụng và thông báo kết quả thực hiện tống đạt được lập theo Mẫu số 01;

    - Văn bản tố tụng cần phải tống đạt;

    - Văn bản thông báo cho đương sự gửi lời khai, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án (nếu có);

    - Văn bản mà đương sự ở trong nước đề nghị Tòa án hỗ trợ gửi cho đương sự ở nước ngoài (nếu có);

    - Chứng từ nộp tiền vào tài khoản ngân hàng nơi cơ quan đại diện của Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận mở tài khoản.

    Lưu ý: Họ, tên, địa chỉ của đương sự trong văn bản trên phải được ghi đầy đủ, cụ thể, chi tiết theo đúng tài liệu, giấy tờ xác thực họ, tên, địa chỉ mà người khởi kiện, người yêu cầu hoặc đương sự khác cung cấp cho Tòa án.

    Trường hợp cần phải tống đạt cho một hoặc nhiều đương sự có địa chỉ khác nhau, thì hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng phải được lập theo từng địa chỉ của đương sự. Họ, tên, địa chỉ của đương sự phải được ghi đúng theo giấy tờ, tài liệu xác thực do người khởi kiện, người yêu cầu hoặc đương sự khác cung cấp cho Tòa án. Tòa án không được phiên âm ra tiếng Việt đối với họ, tên, địa chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài của đương sự.

    Về vấn đề dịch hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng

    - Tòa án có trách nhiệm dịch hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng tại tổ chức dịch thuật ở trong nước.

    - Tòa án chỉ yêu cầu dịch các văn bản, giấy tờ nêu trên, trừ văn bản đề nghị tống đạt. Văn bản, giấy tờ phải được dịch ra ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ mà nước nơi đương sự cư trú hoặc có trụ sở chấp nhận.

    - Số lượng hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng cần phải dịch ra tiếng nước ngoài là 02 bộ. Tòa án lưu 01 bộ hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng đã được dịch ra tiếng nước ngoài vào hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

    Dự kiến Thông tư liên tịch về quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính sẽ có hiệu lực trong năm 2017. Xem thêm tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 26/12/2016 05:00:42 CH Cập nhật bởi trang_u ngày 26/12/2016 04:59:40 CH
     
    6865 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận