Hướng dẫn thủ tục chuyển CMND sang Căn cước công dân

Chủ đề   RSS   
  • #524208 30/07/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Hướng dẫn thủ tục chuyển CMND sang Căn cước công dân

     

    Căn cước công dân là thẻ thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Theo quy định, số thẻ Căn cước công dân cũng chính là số định danh cá nhân, dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

    Hiện nay, những ai đã có chứng minh nhân dân (CMND) 9 số hoặc 12 số còn giá trị sử dụng có thể làm thủ tục đổi sang thẻ Căn cước công dân khi có yêu cầu.

    Lưu ý: Tính đến tháng 05/2019, trên cả nước Bộ Công an chỉ mới triển khai cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an 16 tỉnh, thành phố bao gồm: thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình thôi nhé các bạn. Bởi vậy, ở tỉnh, thành phố khác ngoài 16 tỉnh, thành phố trên vẫn duy trì cấp CMND 9 số như hiện nay mà chưa có thủ tục cấp Căn cước công dân. Tuy nhiên, chậm nhất đến ngày 01/01/2020 Bộ Công an triển khai thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc.

     

    Vậy thủ tục chuyển CMND sang Căn cước công dân cần thực hiện như thế nào?

    Các bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

    Bước 1: Điền Tờ khai

    Cầm theo sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân đang sử dụng đến Công an Quận, huyện nơi đăng ký thường trú, điền các thông tin cá nhân vào mẫu Tờ khai Căn cước công dân (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015).

    Lưu ý: Khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước mà CMND đã bị mất thì có thể yêu cầu cơ quan Công an cấp giấy xác nhận số CMND đã mất. Việc yêu cầu cơ quan Công an cấp giấy xác nhận Giấy xác nhận số CMND được ghi trực tiếp vào trong mẫu Tờ khai Căn cước công dân (Mẫu CC01).

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

    - Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

    + Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

    + Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

    - Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

    - Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.

    Trên đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi mà nhiều bạn hay thắc mắc: khi làm Căn cước công dân thì CMND có bị thu lại không?

    Bước 3: Thu thập đặc điểm nhận dạng của người làm thủ tục

    Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

    Bước 4: Cấp giấy hẹn

    Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân.

    Bước 5: Nhận Căn cước công dân

    Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

    Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

     

    Lệ phí: 30.000 đồng (Thông tư 256/2016/TT-BTC  ngày 11 tháng 11 năm 2016)

    Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).

     

     
    1418 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận