Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại uỷ bạn nhân dân xã

Chủ đề   RSS   
  • #606556 02/11/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại uỷ bạn nhân dân xã

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đồng thời, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
     
    Vậy, thủ tục chứng thực di chúc tại ủy ban nhân dân cấp xã như thế nào?
     
    Di chúc phải đảm bảo được những nội dung chính nào?
     
    Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản mong muốn chia tài sản này cho những người thừa kế khi người sở hữu tài sản mất đi. Do liên quan đến tài sản nên phần Di chúc đã được pháp luật quy định rất rõ ràng trong Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan. Di chúc phải đảm bảo được những nội dung sau:
     
    Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung di chúc. Theo đó, nội dung của một bản di chúc phải bao gồm các nội dung chính như:
     
    – Ngày, tháng, năm lập di chúc;
     
    – Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
     
    – Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
     
    – Di sản để lại và nơi có di sản.
     
    Thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã
     
    Người sở hữu tài sản có thể ra trực tiếp Ủy ban nhân dân xã để lập di chúc trước sự chứng kiến của những người có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân. Về việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện như sau: Căn cứ Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
     
    Việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
     
    - Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
     
    - Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
     
    Từ quy định pháp luật nêu trên thì việc lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện theo thủ tục sau đây:
     
    Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chức tư pháp – hộ tịch.
     
    Bước 2: Công chức tư pháp hộ tịch phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
     
    Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
     
    Bước 4: Công chức tư pháp hộ tịch ký vào bản di chúc.
     
    Hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã
     
    Chứng thực di chúc là hoạt động cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc giúp nâng cao giá trị pháp lý của di chúc. Khi thực hiện thủ tục chứng thực di chúc tại ubnd xã thì người có nhu cầu chứng thực di chúc có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau đây của Luật sư X:
     
    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
     
    Thành phần hồ sơ:
     
    - Phiếu yêu cầu chứng thực theo mẫu quy định;
     
    - Dự thảo di chúc (nếu có);
     
    - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản nếu di sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. (Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của UBND phường, xã, việc chứng thực được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc, thì không nhất thiết phải xuất trình Giấy tờ chứng minh yếu tố quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đối với tài sản đó.)
     
    - Sổ hộ khẩu gia đình (Trongtrường hợp không có Sổ hộ khẩu gia đình thì Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc Giấy xác nhận cư trú của cơ quan Công an được coi là giấy tờ hợp lệ thay thế Sổ hộ khẩu gia đình) (nếu có).
     
    - Bản sao CMND/Hộ chiếu hoặccác giấy tờ tùy thân khác của người lập di chúc.
     
    - Các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
    Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
     
    Bước 2: Nộp hồ sơ Người có yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch “Một cửa” của UBND cấp xã.
     
    Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
     
    – Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký chứng thực;
     
    – Người có yêu cầu chứng thực di chúc nộp lệ phí và nhận kết quả.
     
    1139 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận