Là một trong những nội dung được đưa ra tại Quyết định 12/2019/QĐ-UBND về quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung Quyết định giải thích thuật ngữ: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động ngày thường của con người. Sau đây viết tắt là CTRSH.
Theo đó, việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện như sau:
1. Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật).
b) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh).
c) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
2, CTRSH tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải,
3. Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) CTRSH sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải và thời gian lưu giữ.
b) Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.
4. Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH phải tuân thủ quy định về phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
5. Hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phấn loại, khuyến khích sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.
Quyết định có hiệu lực từ 1/6/2019 và thay thế Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT và Quyết định 130/2002/QĐ-UB
Xem chi tiết văn abrn tại file đính kèm: