Hướng dẫn Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư PPP

Chủ đề   RSS   
  • #390822 06/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư PPP

    Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (viết tắt PPP) dường như khá mới mẻ với chúng ta hiện nay, khi mà Luật đầu tư công 2014 được ban hành vào ngày 18/06/2014 mới bắt đầu thừa nhận hình thức đầu tư này.

    Việc thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) hiện nay đã có Nghị định 15/2015/NĐ-CP hướng dẫn, tuy nhiên tại Nghị định này có một số vấn đề cần làm rõ:

    Giới hạn phạm vi quản lý các dự án đầu tư do Bộ Công Thương quản lý

    Đó là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hay dịch vụ công trong các lĩnh vực:

    - Nhà máy điện, đường dây tải điện (trừ các dự án nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh Doanh – Chuyển giao);

    - Công trình kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Trung tâm hội chợ triển lãm; Kết cấu hạ tầng bán buôn, kết cấu hạ tầng bán lẻ (chợ đầu mối, chợ bán buôn...); Trung tâm logistic; Siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại; Trung tâm phân phối các mặt hàng, nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất.

    - Các dự án khác thuộc phạm vi ngành Công Thương.

    Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án do Bộ Công Thương đề xuất

    Điều kiện dự án được Bộ Công Thương đề xuất:

    - Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    - Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định.

    - Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.

    - Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

    - Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án quy định.

    Hồ sơ đề xuất dự án

    - Văn bản đề nghị thẩm định đề xuất dự án.

    - Đề xuất dự án.

    - Các văn bản pháp lý, tài liệu có liên quan để xác nhận tư cách pháp lý, năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư và kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có)

    Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án

    - Đơn vị lập đề xuất dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ và nội dung đề xuất dự án trình Hội đồng thẩm định.

    - Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, đơn vị lập đề xuất dự án có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề xuất phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước theo quy định tại trình Bộ Công Thương xem xét quyết định trước khi báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công có ý kiến về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.

    - Căn cứ phê duyệt của cấp có thẩm quyền về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định, trong vòng 10 ngày làm việc, thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đề xuất dự án.

    Sau khi tiến hành bước trên, các bước lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết hợp đồng dự án và cuối cùng là triển khai dự án.

    Các bước này được hướng dẫn chi tiết tại dự thảo Thông tư năm 2015 của Bộ Công thương hướng dẫn Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư.

     
    10072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận