Hướng dẫn mới về đăng ký doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #374494 16/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn mới về đăng ký doanh nghiệp

    Song song với việc soạn thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, Chính phủ cũng đang soạn thảo Nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

    Theo đó, tại Nghị định này có một số điểm mới như sau:

    1/ Mọi hoạt động đăng ký doanh nghiệp đều được số hóa

    - Cho phép đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

    - Quy định thêm trong phần giải thích từ ngữ:

         + Hồ sơ đăng ký điện tử là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ theo quy định như hồ sơ nộp bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử.

    Hồ sơ đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

        + Văn bản điện tử là dữ liệu điện tử được tạo hoặc được quét (scan) từ văn bản giấy theo định dạng “.pdf” hoặc “.doc” và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy.

        + Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP.

        + Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để cấp cho người đăng ký doanh nghiệp.

    Tài khoản đăng ký kinh doanh được sử dụng để xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng.

        + Số hóa thông tin đăng ký doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy thành tài liệu điện tử lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    2/ Ngành, nghề kinh doanh

    - Người thành lập doanh nghiệp ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh mã hóa ngành, nghề kinh doanh được ghi trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    Cách này đã được thực hiện trước đây theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP. Cách này thuận lợi cho doanh nghiệp và thực hiện đúng nguyên tắc có quyền kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm.

    Tuy nhiên, việc mã hóa ngành nghề thực tiễn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, từ việc đơn giản đã trở thành việc khó khăn nhất khi soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vì có nhiều ngành nghề không thể tìm ra được mã ngành hoặc ý kiến về mã ngành của cán bộ đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp khác nhau như cán bộ đăng ký kinh doanh lại không giải thích rõ là theo mã ngành nào hoặc ngành nghề kinh doanh mà không tra được mã ngành theo quyết định 337/QĐ-BKH và không có văn bản pháp luật chuyên ngành quy định thì cũng khó khăn trong việc đăng ký, giải quyết hồ sơ.

    3/ Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng

    Việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua mạng (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp) sẽ phát sinh trường hợp sự cố hệ thống mạng. Vì vậy, để dự liệu trường hợp này, Chính phủ quy định thêm về cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng.

    4/ Rút gọn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    So với quy định trước đây, trong các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có văn bản xác nhận vốn pháp định và bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với một số đối tượng tại doanh nghiệp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

    Nghị định mới hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp không yêu cầu có 2 loại giấy tờ trên.

    Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có các loại giấy tờ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều phải có:

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    - Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp đứng đầu doanh nghiệp.

    5/ Rút ngắn trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

    Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn thời gian thực hiện so với quy định trước đây. Vì vậy, để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay rất tiện lợi và nhanh chóng.

    Thời gian từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.

    6/ Thông báo mẫu dấu

    Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

    Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

    Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải gửi Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tới cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo Thông báo mẫu dấu phải có tài liệu thể hiện hình thức con dấu.

    Thông báo mẫu dấu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định gồm các nội dung sau:

    - Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện;

    - Mẫu dấu, Số lượng con dấu, thời điểm dự kiến sử dụng con dấu.

    Sau khi nhận Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và tài liệu kèm theo, Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa và khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu.

    7/ Cụ thể hóa việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

    Quy định chương riêng về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và việc thanh toán phí, lệ phí qua mạng điện tử.

    Mình có đính kèm bản word Dự thảo Nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp để các bạn cùng tham khảo.

     
    10237 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    admin (16/03/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận