Vào năm 2023, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, đồng thời ngày 09/12 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định 1521/QĐ-TTg về Thành lập Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, việc tuân thủ Kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ công chức sẽ phục vụ tốt cho công tác này. Bài viết sẽ hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức năm 2023.
Kê khai tài sản, thu nhập là gì?
Theo Điều 3.2 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập.
Những ai có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?
Theo Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm:
- Cán bộ, công chức.
- Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức năm 2023
Việc hướng dẫn kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP và Quyết định 70/QĐ-TTCP như sau:
Bước 1: Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
- Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
Bước 2: Thực hiện việc kê khai
Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Nếu thông báo không còn thiếu sót về hình thức và nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải yêu cầu làm rõ thêm hoặc thông báo lại. Thời hạn thông báo tiếp hoặc thông báo lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do pháp lý.
Bước 3: Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai.
Cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị quản lý và sử dụng người được yêu cầu gửi thông báo phải xác minh và điều tra thông báo trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và gửi một thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền được xác định tại điều 30 của Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018.
Bước 4: Công khai bản kê khai
- Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
- Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
- Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.