Hướng dẫn hồ sơ khấu trừ và cách tính mức hoàn thuế TNCN

Chủ đề   RSS   
  • #565352 26/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hướng dẫn hồ sơ khấu trừ và cách tính mức hoàn thuế TNCN

    hồ sơ khấu trừ tncn

    Hướng dẫn hồ sơ khấu trừ và cách tính mức hoàn thuế TNCN

    Những cá nhân có thu nhập chịu thuế đủ điều kiện đều phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thếu theo quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có căn cứ xác định số tiền thuế mà họ đã nộp trên thực tế quá số thuế phải nộp theo quy định thì sẽ được xem xét hoàn thuế. Hoàn thuế TNCN được quy định như thế nào?

    1. Đối tượng được hoàn thuế TNCN

    Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    Theo Khoản 2 Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:

    - Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

    - Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

    - Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Hồ sơ khấu trừ thuế TNCN

    Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thủ tục hoàn thuế như sau:

    Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập:

    Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

    Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

    - Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC .

    - Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

    - Giấy ủy quyền quyết toán thuế (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) về việc ủy quyền quyết toán thuế của cá nhân.

    Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế TNCN:

    Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

    Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] - “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] - “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

    Như vậy, trường hợp có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

    3. Cách tính mức hoàn thuế TNCN

    Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức như sau:

    Thuế thu nhập cá nhân phải nộp    =   Thu nhập chịu thuế  (1)  x  Thuế suất (2)

    Trong đó:

    (1) Thu nhập chịu thuế: Được xác định là những khoản thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế sau khi đã được loại trừ các khoản giảm trừ theo quy định, cụ thể bao gồm các khoản sau:

    - Giảm trừ về gia cảnh của người nộp thuế: Đây là khoản tiền giảm trừ chỉ được tính đối với những thu nhập mà người nộp thuế có được từ việc kinh doanh hoặc từ chính tiền lương, tiền công lao động của họ.

    Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kể từ ngày 01/7/2020 thì người nộp thuế được xem xét giảm trừ gồm hai khoản sau:

    Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

    Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

    Chú ý: Người phụ thuộc gồm (con, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ; cha dượng, mẹ kế, cha nuôi, mẹ nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, bà nội; ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột,...)

    - Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện:

    Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

    Theo tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm vào lương của người lao động:

    - BHXH: 8%;

    - BHYT: 1.5%;

    - BHTN: 1%.

    - Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện: Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm).

    - Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

    Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo nghị định của Chính phủ.

    - Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

    - Phải có tài liệu chứng minh.

    (2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.

    Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:

    - Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên (đây là cách mà bài viết đang hướng dẫn).

    Lưu ý: Cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật thuế chứ không phải “cư trú” theo pháp luật cư trú.

    - Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.

    - Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.

    Dưới đây hướng dẫn chi tiết cách tính thuế theo theo biểu lũy tiến từng phần (tính theo từng bậc thuế rồi cộng lại, mỗi bậc thuế sẽ có mức thuế suất khác nhau - tương tự như tính giá điện sinh hoạt), cụ thể:

    * Thuế suất biểu lũy tiến từng phần

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 60

    Đến 05

    5

    2

    Trên 60 đến 120

    Trên 05 đến 10

    10

    3

    Trên 120 đến 216

    Trên 10 đến 18

    15

    4

    Trên 216 đến 384

    Trên 18 đến 32

    20

    5

    Trên 384 đến 624

    Trên 32 đến 52

    25

    6

    Trên 624 đến 960

    Trên 52 đến 80

    30

    7

    Trên 960

    Trên 80

    35

    Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

    Như vậy, sau khi xác định được số thuế TNCN mà mỗi cá nhân phải đóng thì sẽ có thể xác định được số thuế TNCN mà cá nhân đó được hoàn lại.

     
    4788 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận