Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu thông tin hộ khẩu bằng ứng dụng VNeID năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #609098 07/03/2024

    Nhuyen1311

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu thông tin hộ khẩu bằng ứng dụng VNeID năm 2024

    Tôi nghe nói hiện tại có thể xem thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VNeID, hiện tại tôi muốn sử dụng tính năng này để xem thông tin hộ khẩu gia đình tôi thì làm như thế nào? Mong được giải đáp!

    [1] Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu thông tin hộ khẩu bằng ứng dụng VNeID năm 2024

    Hiện nay, từ phiên bản VNeID 2.1.3, nhà phát triển ứng dụng đã cập nhật trở lại tính năng "Thông tin cư trú", cho phép người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VNeID.

    Việc tra cứu thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VNeID được thực hiện qua các bước sau:

    - Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID trên điện thoại.

    Lưu ý, người dân cần cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng VNeID để sử dụng tính năng này.

     

    - Bước 2: Tại giao diện trang chủ ứng dụng, chọn mục "Thông tin cư trú" ở phần Dịch vụ yêu thích.

    - Bước 3: Nhập passcode hoặc sử dụng vân tay để xác thực.

     

    - Bước 4: Ứng dụng sẽ hiển thị màn hình thông tin hộ khẩu của bản thân người dùng. Chọn mục "Thành viên khác trong hộ gia đình" ở cuối trang để xem thông tin hộ khẩu các thành viên khác.

    [2] Nơi cư trú của công dân được xác định như thế nào?

    Căn cứ Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

    Nơi cư trú của công dân

    - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

    - Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

    Dẫn chiếu khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

    Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

    - Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

    ...

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại của công dân như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    - Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

    - Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

    - Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

    Như vậy, nơi cư trú của công dân được xác định bao gồm nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài, đã được đăng ký thường trú; và nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú, đã được đăng ký tạm trú.

    Đối với công dân không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân được xác định là nơi ở hiện tại, tức là nơi công dân đang thường xuyên sinh sống. Trong trường hợp công dân không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi công dân đang thực tế sinh sống.

    [3] Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm những thông tin gì?

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về các thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm:

    - Số hồ sơ cư trú.

    - Nơi thường trú, nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến thường trú, tạm trú, lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú, tạm trú.

    - Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.

    - Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.

    - Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.

    - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.

    - Quan hệ với chủ hộ.

    - Thông tin cá nhân gồm: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch và Tình trạng hôn nhân.

    - Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.

    - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.

    - Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

    - Số CMND, ngày, tháng, năm và nơi cấp CMND; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ CCCD.

    - Họ, chữ đệm và tên gọi khác.

    - Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).

    - Tiền án, tiền sự, biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.

    - Người giám hộ.

    - Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).

    - Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    - Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.

    - Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.

    Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân sẽ bao gồm 20 thông tin được liệt kê nêu trên.

     
     
    807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận