Hướng dẫn cách xếp bậc lương công chức, viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #440726 07/11/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn cách xếp bậc lương công chức, viên chức

    >>> Danh mục mã ngạch công chức, viên chức mới nhất 

    Vấn đề xếp bậc công chức, viên chức như thế nào là câu hỏi thường gặp đối với các bạn có dự định hoặc đã và đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp…Bởi lẽ vấn đề này ảnh hưởng lớn đến tiền lương mà bạn sẽ nhận được.

    Vậy cách xếp bậc công chức, viên chức như thế nào? Sau đây là một số chia sẻ cho các bạn

    Thứ nhất, xếp bậc lương công chức, viên chức ban đầu

    Đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách xếp bậc lương công chức, viên chức ban đầu khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm. Tuy nhiên, một số nơi thường áp dụng xếp bậc 1 cho trường hợp mới được tuyển dụng, bổ nhiệm vào công chức, viên chức.

    Trường hợp ngoại lệ:

    - Đối với công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ thì được xếp lương bậc 2.

    - Đối với công chức, viên chức có trình độ tiến sĩ thì đựơc xếp lương bậc 3.

    Thứ hai, xét nâng bậc lương

    - Trường hợp đối với viên chức đã có thời gian công tác, có đóng BHXH bắt buộc đã làm những công việc chuyên môn nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm đựơc tuyển dụng thì được xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm.

    - Đối với các công chức, viên chức ngành Tòa án, ngành Kiếm sát nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian để xét nâng bậc lương như sau:

    + Thuộc các ngạch từ loại A0 đến loại A3 thì sau 03 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng 01 bậc lương.

    + Thuộc các ngạch loại B, loại C, nhân viên thừa hành, nhân viên phục vụ thì sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng 01 bậc lương.

    Lưu ý trường hợp kéo dài thời hạn nâng bậc lương

    Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm, bị kỷ luật (theo hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật sẽ bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương so với thời gian nêu trên:

    + Kéo dài thêm 06 tháng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách, cảnh cáo.

    + Kéo dài thêm 12 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

    Lưu ý trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn

    + Nếu lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng 01 bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với quy định.

    Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước hạn 01 năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    + Nếu đã có thông báo nghỉ hưu và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu thì được nâng 01 bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với quy định.

    Thứ ba, xét chuyển ngạch

    - Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác, không đựơc kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

    - Nếu chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.

    - Nếu luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ  đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng.

    - Nếu chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ thì được tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của đơn vị cũ.

    - Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng, đồng thời được hưởng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo được đảm nhiệm. Nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.

    - Nếu đã giữ chức danh lãnh đạo khi thôi giữ chức danh này thì không được dùng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng trước đó để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch công chức, viên chức đang giữ.

    - Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp thì được bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch công chức, viên chức phù hợp với vị trí chuyên môn và nghiệp vụ mới được đảm nhiệm.

    Lưu ý: Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác.

    Căn cứ:

    - Nghị định 204/2004/NĐ-CP

    - Nghị định 76/2009/NĐ-CP

    - Nghị định 24/2010/NĐ-CP

    - Nghị định 29/2012/NĐ-CP

    - Thông tư 15/2012/TT-BNV

     
    43931 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Lananh131979 (12/02/2019) vuongngan110984 (22/01/2019) haiquanquang (21/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440763   07/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Trước hết phải nói lời khâm phục bạn nguyenanh1292 đã kỳ công sưu tập và biên soạn bài này và cả bài viết kèm theo (>>>Danh mục mã ngạch công chức, viên chức mới nhất) với một loạt văn bản viện dẫn.

    Song kể cả hai bài viết này đều có những chỗ chưa chuẩn hoặc sai đấy.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (07/11/2016)
  • #440766   07/11/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


     

    RIA1 viết:

     

    Trước hết phải nói lời khâm phục bạn nguyenanh1292 đã kỳ công sưu tập và biên soạn bài này và cả bài viết kèm theo (>>>Danh mục mã ngạch công chức, viên chức mới nhất) với một loạt văn bản viện dẫn.

    Song kể cả hai bài viết này đều có những chỗ chưa chuẩn hoặc sai đấy.

     

    Chào bạn RIA1, vậy bạn có thể góp ý những gì bạn thấy sai giúp mình được không? Rất cám ơn bạn đã chia sẻ!

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/11/2016 04:36:31 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    vuongngan110984 (22/01/2019)
  • #440820   08/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Xin lỗi bạn vì tôi không có nhiều thời gian nên chỉ lướt qua bài viết của bạn và thấy (điểm sơ qua):

    1. Chưa đúng: Danh mục mã ngạch mới nhất đối với Nghiên cứu viên cao cấp là V.05.01.01, tương tự với ngạch nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên... (Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV)

    2. Chưa chuẩn:

    * "Đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách xếp bậc lương công chức, viên chức ban đầu khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm." ===>Tôi thấy Nghị định 29 và thông tư 15 mà bạn dẫn đã đủ để áp dụng (cho viên chức) rồi chứ.

    * "Đối với các công chức, viên chức ngành Tòa án, ngành Kiếm sát nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian để xét nâng bậc lương như sau:

    + Thuộc các ngạch từ loại A0 đến loại A3 thì sau 03 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng 01 bậc lương.

    + Thuộc các ngạch loại B, loại C, nhân viên thừa hành, nhân viên phục vụ thì sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng 01 bậc lương." ===> Quy định này không phải chỉ riêng cho ngành tòa án, ngành kiểm sát đâu.

    * "Kéo dài thêm 06 tháng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách, cảnh cáo." ===> Viên chức bị kỷ luật khiển trách chỉ kéo dài 3 tháng.

    * "Nếu chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ thì được tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của đơn vị cũ." ===> Tôi hiểu theo quy định của luật bây giờ thì không còn tồn tại "Giấy thôi trả lương" nữa (ý kiến của bạn?). Hơn nữa chế độ được quy định là:

    "Điều 15. Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức khi chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới

    Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức."

    * "Lưu ý: Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác." ===> Không biết bạn căn cứ vào văn bản nào? tôi thì thấy quy định là thời gian tập sự không được tính để xét nâng bậc lương.

    Trân trọng trao đổi với bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (11/11/2016)
  • #441271   11/11/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    RIA1 viết:

    Xin lỗi bạn vì tôi không có nhiều thời gian nên chỉ lướt qua bài viết của bạn và thấy (điểm sơ qua):

    1. Chưa đúng: Danh mục mã ngạch mới nhất đối với Nghiên cứu viên cao cấp là V.05.01.01, tương tự với ngạch nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên... (Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV)

    2. Chưa chuẩn:

    * "Đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách xếp bậc lương công chức, viên chức ban đầu khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm." ===>Tôi thấy Nghị định 29 và thông tư 15 mà bạn dẫn đã đủ để áp dụng (cho viên chức) rồi chứ.

    * "Đối với các công chức, viên chức ngành Tòa án, ngành Kiếm sát nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian để xét nâng bậc lương như sau:

    + Thuộc các ngạch từ loại A0 đến loại A3 thì sau 03 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng 01 bậc lương.

    + Thuộc các ngạch loại B, loại C, nhân viên thừa hành, nhân viên phục vụ thì sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng 01 bậc lương." ===> Quy định này không phải chỉ riêng cho ngành tòa án, ngành kiểm sát đâu.

    * "Kéo dài thêm 06 tháng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách, cảnh cáo." ===> Viên chức bị kỷ luật khiển trách chỉ kéo dài 3 tháng.

    * "Nếu chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ thì được tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của đơn vị cũ." ===> Tôi hiểu theo quy định của luật bây giờ thì không còn tồn tại "Giấy thôi trả lương" nữa (ý kiến của bạn?). Hơn nữa chế độ được quy định là:

    "Điều 15. Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức khi chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới

    Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức."

    * "Lưu ý: Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác." ===> Không biết bạn căn cứ vào văn bản nào? tôi thì thấy quy định là thời gian tập sự không được tính để xét nâng bậc lương.

    Trân trọng trao đổi với bạn.

    Chào bạn, cám ơn những ý kiến phản hồi của bạn. Sau đây là một số vấn đề trao đổi với bạn:

    Thứ nhất, mình đính chính lại mã số đối với ngạch nghiên cứu viên cao cấp: mã số V.05.01.01, ngạch nghiên cứu viên chính: mã số V.05.01.02 và ngạch nghiên cứu viên: mã số V.05.01.03

    Kỹ sư cao cấp: mã số V.05.02.05, kỹ sư chính: mã số V.05.02.06 và kỹ sư: mã số V.05.02.07, kỹ thuật viên: mã số V.05.02.08

    (Theo Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV)

    Thứ hai, về các vấn đề chưa chuẩn:

    * "Đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách xếp bậc lương công chức, viên chức ban đầu khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm." ===>Tôi thấy Nghị định 29 và thông tư 15 mà bạn dẫn đã đủ để áp dụng (cho viên chức) rồi chứ. ===> Theo mình, Nghị định 29 và cả Thông tư 15 chỉ nhắc đến những vấn đề liên quan đến hình thức thi, tuyển dụng đối với công chức, viên chức, chưa nêu hướng dẫn cụ thể về cách xếp bậc lương cho trường hợp bắt đầu như thế nào??

    * "Đối với các công chức, viên chức ngành Tòa án, ngành Kiếm sát nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian để xét nâng bậc lương như sau:

    + Thuộc các ngạch từ loại A0 đến loại A3 thì sau 03 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng 01 bậc lương.

    + Thuộc các ngạch loại B, loại C, nhân viên thừa hành, nhân viên phục vụ thì sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng 01 bậc lương." ===> Quy định này không phải chỉ riêng cho ngành tòa án, ngành kiểm sát đâu. ==> Bạn có thể nêu văn bản cụ thể nói đến vấn đề này không chỉ áp dụng riêng cho Tòa án, Viện kiểm sát không?

    * "Kéo dài thêm 06 tháng nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách, cảnh cáo." ===> Viên chức bị kỷ luật khiển trách chỉ kéo dài 3 tháng. ==> Tương tự trên, bạn có thể nêu ra căn cứ để xác định viên chức bị kỷ luật khiển trách chỉ kéo dài 03 tháng thôi không?

    * "Lưu ý: Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác." ===> Không biết bạn căn cứ vào văn bản nào? tôi thì thấy quy định là thời gian tập sự không được tính để xét nâng bậc lương.===> Dựa vào Khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV:

    Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

    ....

    3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp=>

     
    Báo quản trị |  
  • #441460   14/11/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Theo mình, Nghị định 29 và cả Thông tư 15 chỉ nhắc đến những vấn đề liên quan đến hình thức thi, tuyển dụng đối với công chức, viên chức, chưa nêu hướng dẫn cụ thể về cách xếp bậc lương cho trường hợp bắt đầu như thế nào?? ===> Chẳng nhẽ Điều 27 Luật viên chức, Điều 22 NĐ 29, Điều 10 TT 15 vẫn chưa đủ căn cứ để áp dụng ư??? Còn thang bảng lương thì vẫn sử dụng thang bảng lương của Nghị định 204/2004 rồi.

    Bạn có thể nêu văn bản cụ thể nói đến vấn đề này không chỉ áp dụng riêng cho Tòa án, Viện kiểm sát không? ===> Bạn hãy đọc Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV nhé.

    Tương tự trên, bạn có thể nêu ra căn cứ để xác định viên chức bị kỷ luật khiển trách chỉ kéo dài 03 tháng thôi không? ===> Nó ở Điểm C Khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV đó bạn.

    Dựa vào Khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV: ===> Chắc là bạn bỏ sót chưa đọc Khoản 3 Điều 22 Nghị định 29/2012 rồi. Mặt khác có lẽ bạn hiểu nhầm ý nghĩa của Khoản 3 Điều 10 Thông tư 15:

    Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

    ....

    3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp===> Có nghĩa là khi tuyển dụng người đó đã có thời gian làm việc đúng chuyên môn và có đóng BHXH, thì thời gian đó được tính xếp bậc lương khi tuyển dụng. Ví dụ:

    Bà A là kế toán viên ở đơn vị X (có đóng BHXH được 3 năm, từ tháng 11 năm 2013 đến tháng hết tháng 10/2016). Sau đó nghỉ việc và đầu đơn tuyển dụng vào đơn vị Y và trúng tuyển chức danh kế toán viên ===> Tháng 12/2016 đơn vị Y làm thủ tục tuyển dụng sẽ căn cứ thời gian 3 năm làm việc trước đó của bà A để xếp lương khi tuyển dụng như sau: trừ 1 năm tập sự, như vậy bà A đã có 2 năm giữ bậc 1, do đó đơn vị Y tuyển dụng bà A và xếp lương bậc 1 hưởng từ 01/12/2016 và thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ 01/12/2014. Như vậy bà A đến tháng 12/2017 được nâng lên bậc 2.

    Dù sao thì tôi cũng khâm phục bạn đã đọc cả đống văn bản để tổng hợp lại được như vậy.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |