Để biết thông tin về mẫu phiếu đăng ký tạm trú mới nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Nó cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách điền thông tin vào đơn đăng ký tạm trú, phù hợp với các cập nhật mới nhất.
1. Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú như thế nào?
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Đối với người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi đăng ký tạm trú là chỗ ở hợp pháp. Căn cứ Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP, các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú có thể là:
Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
Giấy tờ của cơ quan, tổ chức về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở… đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.
Hợp đồng mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
2. Mẫu đăng ký tạm trú
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú.
Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp:
- Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
- Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào;
Tải mẫu đơn tại Thông tư 36/2014/TT-BCA.
3. Cách điền thông tin vào phiếu CT01
1. Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
2. Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
3. Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
4. Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
5. Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh.
- Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguyên quán của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
- Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguyên quán của cha hoặc mẹ.
- Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
6. Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
7. Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
8. Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
9. Mục “Nơi thường trú” và mục “Địa chỉ nơi ở hiện tại”:
- Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn; số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
11. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
12. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
13. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
14. Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
15. Mục “Tóm tắt về bản thân” (Từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì): Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
16. Mục “Tiền án” (Tội danh, hình phạt, theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án):
- Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án;
- Đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
- Đã hoặc đang chấp hành hình phạt;
- Bị kết án phạt tù hay được hưởng án treo; hình phạt bổ sung;
- Đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ghi rõ thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
4. Thủ tục đăng ký tạm trú
Bước 1: Người đăng ký tạm đến cơ quan đăng ký cư trú là Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan Công an sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định riêng của từng địa phương.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.