Hướng dẫn cách tính lãi suất quá hạn

Chủ đề   RSS   
  • #511178 30/12/2018

    tieuphuong93

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hướng dẫn cách tính lãi suất quá hạn

    Tôi có ký hợp đồng vay tài sản (cụ thể là tiền) có thỏa thuận lãi suất cho vay là 12%/năm, và tôi có trách nhiệm trả lãi theo tháng. Nay đến thời hạn trả nợ nhưng tôi chỉ có thể trả được một nửa. Tôi có đến gặp bên vay và trình bày, họ thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn nên không yêu cầu tôi trả lãi chậm trả mà thực hiện trả lãi quá hạn theo quy định của luật (trong hợp đồng không ghi khoản này). Vậy nếu trả lãi quá hạn thì tôi phải trả thể nào? Lãi suất ra sao ạ?

     
    1467 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511179   30/12/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    Trường hợp bên cho vay và bên vay có thỏa thuận về việc trả lãi thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận với nhau nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định trong trường hợp này là 10%/năm của khoản tiền vay.

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

     

    - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, căn cứ quy định trên đây thì trường hợp bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả (hay còn gọi là lãi quá hạn) theo công thức sau:

    LQH = NG x (LS x 1,5) x T

     

    Trong đó:

    - LQH: Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả;

    - NG: Nợ gốc quá hạn chưa trả;

    - LS: Lãi suất vay theo hợp đồng theo năm;

    - T: Thời gian quá hạn (năm).

     

    Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có nghĩa vụ phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả cho bên vay tương ứng với số nợ gốc chưa trả (theo thông tin bạn cung cấp là 1 nửa).

    Ví dụ: Bạn đi vay 200 triệu với lãi suất là 10%/năm, thời hạn vay 1 năm (12 tháng). Hết 1 năm bạn chỉ trả được 100 triệu và còn nợ lại 100 triệu, 6 tháng sau bạn mới trả đủ thì bạn phải trả lãi quá hạn như sau:

    Lãi quá hạn = 100 triệu x 15% x 1/2 = 7,5 triệu.

     
    Báo quản trị |