Sách là một kho tàng kiến thức được đúc kết từ trải nghiệm và hiểu biết của tác giả, là những gì tinh túy nhất mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc và xuất bản sách là hoạt động đưa những kiến thức đó đến cho các đọc giả bằng cách in ấn và tung ra thị trường. Tuy nhiên việc xuất bản phải được tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật về xuất bản và cụ thể là tại Luật Xuất bản năm 2012 được sủa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch.
Gần đây, Bùi Xuân Huấn hay còn được gọi là Huấn hoa hồng có ý định xuất bản 2 cuốn sách dạy về kiến thức kinh doanh online và được một số lượng lớn người đặt mua 2 cuốn sách này. Huấn hoa hồng được biết đến là một “anh hùng mạng”, một xã hội đen có tiếng ngoài xã hội và mới đấy đã bị đưa đi cai nghiện vì dương tính với ma túy. Vậy người như Huấn hoa hồng có được xuất bản sách hay không?
Huấn hoa hồng được phép xuất bản sách nếu không vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản năm 2012 được sủa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch. Cụ thể:
“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. …”
Trong những quy định cấm trên không nhắc tới chủ thể xuất bản mà chỉ nhắc tới nội dung của sách. Như vậy, theo lý thuyết thì Huấn hoa hồng hoàn toàn có thể xuất bản những cuốn sách của mình nếu như nội dung của những cuốn sách đó không vi phạm những nội dung cấm nêu trên.
Tuy nhiên trên thực tế sẽ có những rào cản bởi vì hầu hết nhà xuất bản đều trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị chính trị - xã hội (nhà xuất bản được quy định lại Điều 12 Luật Xuất bản). Tuy rằng luật không cấm nhưng liệu rằng những tổ chức này có chấp nhận rủi ro để đưa một người như Huấn hoa hồng trở thành một tác giả được nhà xuất bản bảo hộ hay không?
Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi, nếu có ý kiến khác hãy để lại ở phần bình luận.