Hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn

Chủ đề   RSS   
  • #493192 31/05/2018

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn

    Công ty TNHH gồm hai thành viên, giám đốc là người nước ngoài Kim Sang Gab. Ông Kim Sang Gab đang có 1 công ty riêng và đứng tên 1 người Việt. Người Việt sẽ nghỉ việc trong tháng tới.
    Vậy có thể làm hợp đồng uỷ quyền vĩnh viễn và giấy ủy quyền vĩnh viễn của người Việt sang cho ông Kim Sang Gab là GĐ công ty được không? Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng theo luật không? 

    Ta có thể thấy: Theo quy định tại điều 85 Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Do vậy, công ty có thể ủy quyền cho cá nhân khác không phải là người đại diện theo pháp luật để xác lập các hợp đồng, giao dịch dân sự nói chung.

    Hiện nay, doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật nên công ty này có thề thuê sếp chị giữ 1 vị trí quản lý trong công ty đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty và phải thực hiện đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật theo quy định của Luật doanh nghiệp 2015, Nghị định 78/2015/NĐ-CPThông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

    Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền). Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền phải ghi thời hạn ủy quyền cụ thể (có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm...) chứ không có loại văn bản ủy quyền nào là ủy quyền vĩnh viễn căn cứ Bộ luật dân sự 2015. Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp ủy quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản (như chuyển nhượng, tặng cho, thuê...nhà đất).

     
    4684 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504664   14/10/2018

    Trường hợp này ngay câu hỏi đã có vấn đề rồi. Đây là trường hợp cần phải thay đổi người đại diện công ty, chứ không thể nào gọi là ủy quyền. Vì bản chất ủy quyền là người đó phải có quyền thì mới được phép ủy quyền cho người khác. Trong tình huống này thì giám đốc đó nghỉ, nên người này không còn quyền đối với việc đại diện cho công ty đó nữa. Do vậy lúc này cần xét đến việc thay đổi người đại diện của công ty chứ không phải ủy quyền vĩnh viễn hay có thời hạn được. 

     
    Báo quản trị |