Hợp đồng tranh chấp thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #402819 16/10/2015

    quy250493

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng tranh chấp thương mại

    Trước tiên cho tôi gửi lời chào sức khoẻ và thành công tới LS.

    Tôi có 01 vấn đề xin nhờ tư vấn của LS, kính mong anh tư vấn để công ty tôi đưa ra phương pháp tối ưu nhất.

     

    -         Công ty tôi (Bên B)  có ký 01 HĐKT với Ban quản lý dự án (Bên A)  về cung cấp thiết bị để phục vụ cho nhà máy Xi Măng - Hợp đồng ký từ năm 2008. với giá trị là 20 tỷ đồng

    -         kết thúc năm 2010 bên A thanh toán cho công ty tôi số tiền là 10 tỷ đồng, từ đó đến nay bên A ko hề thanh toán khoản công nợ còn lại. Họ chỉ ký xác nhận công nợ gần nhất tháng 7 năm 2015. công ty tôi đã nhiều lần gửi công văn nhưng bên A không có ý kiến về việc thanh toán công nợ còn lại.

    -         Trong trường hợp công ty tôi kiện ra Toà thì có khả thi không (hồ sơ nghiệm thu và giây tờ đầy đủ như các điều khoản của hợp đồng). Nếu bản án có hiệu lực – trong trường hợp bên A ko có khả năng thanh toán thì bên B có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản không?

    Để việc đòi nợ đạt kết quả tốt  nhất thì công ty tôi cần có những biện pháp như thế nào?

    Rất mong thông tin tư vấn của A.

    Trân trọng!

     

     
    3003 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447707   23/02/2017

          Chào bạn! Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp tôi có một vài góp ý như sau:

          Thứ nhất, Việc kiện ra tòa là có khả thi.

          Việc kiện ra tòa có khả thi hay không dựa trên một số điều kiện sau:

          + Có 1 hợp đồng kinh tế được ký kết trên thực tế, hợp đồng có hiệu lực. Theo những gì bạn cung cấp hiện bạn đang giữ 01 HĐKT ký từ năm 2008, “hồ sơ nghiệm thu và giấy tờ đầy đủ như các điều khoản hợp đồng”, giá trị hợp đồng là 20 tỷ, bên A có nghĩa vụ thanh toán số tiền trên.

          + Có hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ của bên A, bên A đã thanh toán 10 tỷ, có nghĩa vụ thanh toán 10 tỷ còn lại; tuy nhiên họ chưa thanh toán và đã xác nhận điều đó bằng việc “ký công nợ xác nhận khoản nợ 10 tỷ gần nhất vào tháng 7/2015”.

          + Có dấu hiệu của hành vi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trên thực tế “công ty bạn đã nhiều lần gửi công văn nhưng bên A không có ý kiến về việc thanh toán công nợ còn lại”.

          + Vụ việc đảm bảo thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, còn thởi hiệu khởi kiện, bạn thực hiện được nghĩa vụ chứng minh theo BLTTDS 2015.

          Giữa bạn và bên A đã có tranh chấp xảy ra. Đây là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng kinh tế, với chủ thể là hai thương nhân, cả hai giao kết hợp đồng vì mục đích đem lại lợi nhuận.

          Như vậy, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án căn cứ khoản 1 điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015):

          “Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toàn án

          1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận [….]”

         Vụ việc còn thời hiệu khởi kiện. Căn cứ điều 319 Luật Thương mại 2005 (LTM 2005):

          “Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

          Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, [….]”

          Kể từ thời điểm bên A không trả lời những công văn yêu cầu thanh toán nợ của bên B: thời điểm sau tháng 7/2015, hiện nay đang là tháng 2/2017, như vậy vẫn đang trong thời hiệu khởi kiện 02 năm.

          Bạn thực hiện được nghĩa vụ chứng minh tại điều  91 BLTTDS 2015:

          “Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

          1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp phá,[….]”

          Bởi theo như thông tin bạn cung cấp, “hồ sơ nghiệm thu và giấy tờ đầy đủ như các điều khoản của hợp đồng”, hợp đồng, văn bản ký công nợ, dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, công văn trong qua trình thực hiện hợp đồng và yêu cầu thanh toán…là đã có căn cứ hợp pháp để khởi kiện.

          Từ chứng minh trên việc bạn khởi kiện ra tòa là hoàn toàn có khả thi.

     

          Thứ hai, Quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản căn cứ điều 5 Luật Phá sản 2014 (LPS 2014)

          “Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

          1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa cụ thanh toán.”

          Do thông tin bạn cung cấp chưa nói rõ bạn có phải chủ nợ có bảo đảm hay không, nên tôi xin phép chia trường hợp như sau:

          TH1: Bạn là chủ nợ có bảo đảm, quy định tại khoản 5 điều 4 LPS 2014:

          “Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.”

          Thì bạn không nằm trong chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên bạn có quyền khởi kiện bên A vi phạm hợp đồng và yêu cầu tòa án xử lý tài sản bảo đảm, căn cứ việc bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền theo điều 299 BLDS 2015

          “Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

          1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ….”

     

          TH2: Bạn là chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần, quy định tại khoản 4, 6 LPS 2014:

          “4. Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã của người thứ ba.”

          “6. Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.”

          Nếu nằm trong một trong hai trường hợp này bạn có quyền yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản.

          Tuy nhiên, trên thực tế việc tuyên một doanh nghiệp phá sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

             

          Thứ ba, Để đòi nợ đạt kết quả tốt nhất bạn nên từng bước thực hiện một số hoạt động sau:

          a) Đánh giá tình hình của công ty và bên A. Đối với bên A nên tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, bên A chỉ nợ công ty bạn hay nhiều doanh nghiệp khác, điều tra tình trạng sản xuất, xoay vòng vốn, đầu tư,…của bên A. Để điều tra bên A bạn có thể đến tận trụ sở, thông qua nhân viên chuyên trách và đối tác kinh doanh khác của bên A. Đối với công ty bạn, bạn cần cân nhắc dựa trên mục tiêu của công ty đối với khoản nợ 10 tỷ, mối quan hệ làm ăn giữa hai bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp.

          b) Tìm hướng giải quyết: Do thông tin bạn cung cấp rất hạn chế nên tôi chỉ có thể tư vấn sơ bộ cho bạn các phương án giải quyết như sau:

          + Trước tiên bạn hãy thử thương lượng, đàm phán với bên A, đưa ra những điều kiện tốt nhất cho bên A trong việc trả nợ cũng như chỉ ra những thiệt hại cho cả đôi bên nếu vụ việc không được giải quyết nhanh chóng và tình trạng bất lợi mà bên A gặp phải nếu để vụ việc phải giải quyết theo các cách khác.

          + Nếu thương lượng không thành, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia, đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thu hồi nợ.

          + Nếu vẫn không được như mong muốn của bạn thì có thể nghĩ tới phương án hòa giải hay trọng tài thương mại. Tuy nhiên mỗi phương án đều có ưu nhược điểm riêng. Áp dụng phương án nào hay không bạn cần căn cứ trên tình hình thực tế.

          + Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa là phương án cuối cùng để dùng sức mạnh cưỡng chế nhà nước giải quyết triệt để tranh chấp, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bên A có dấu hiệu mất tích, phá sản, trốn nợ bởi kiện tụng phải tuân thủ chặt chẽ các bước, tốn thời gian và tiền bạc của công ty bạn.

          Nếu bạn quyết định khởi kiện, bạn nên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, căn cứ điều 111, 114 BLTTDS 2015:

          “Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

          1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

          2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó….”

          “Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

          […..]6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

          7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

          8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp…..

          10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

          11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

          12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

          13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ…….

          17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có định.”

     

          Hiện tại, do các thông tin mà bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy. Để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.

     

          Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Hương Giang

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #447793   24/02/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Dear !

    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn clevietkimlaw1!

    Tuy nhiên, ngoài ra tôi xin lưu ý anh/chị 1 vài điểm nữa.

    Thứ nhất, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra đối với các pháp nhân thì có thể có 02 lựa chọn để giải quyết tranh chấp là tại tòa án và trọng tài thương mại.

    Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc đối với những vụ việc như thế này thì việc lựa chọn trọng tài thương mại sẽ thuận lợi hơn cho nguyên đơn vì có thể lựa chọn địa điểm tố tụng tại tỉnh/thành phố nơi có trụ sở của mình. Giảm chi phí tham gia tố tụng.

    Thủ tục tố tụng rút ngắn. Có thể lựa chọn trọng tài theo ý mình. Chi phí tố tụng trên thực tế giảm rất nhiều.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |