Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng, chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #535915 29/12/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng, chứng thực

    Tôi có vấn đề sau mong được anh chị giúp đỡ:
    Chủ nhà định cư ở nước ngoài, nhờ tôi trông coi nhà giúp (không có giấy ủy quyền). Nhà được cho thuê, ký hợp đồng (không có công chứng, tôi ký chỗ người ủy quyền, phần chủ nhà vẫn để trống, chưa ký tên). Người thuê có cho khách thuê lại các phòng trong nhà. Chủ nhà biết việc này và không phản đối. Nay công an khu vực yêu cầu Hợp đồng thuê nhà phải được công chứng và khách thuê phải được đăng ký tạm trú trong vòng 01 tuần.
    Nhờ anh chị tư vấn:
    1.       Công an khu vực yêu cầu như vậy là đúng hay không?
    2.       Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng hay không?
    3.       Người thuê nhà có thể tự đăng ký tạm trú mà không cần chủ nhà (đang ở nước ngoài) được không? Nếu không, chủ nhà có thể soạn văn bản đồng ý được không? Văn bản này cần cơ quan nào hỗ trợ để có giá trị pháp lý? (vì nếu tự soạn thì ai cũng có thể làm được).

     
    2705 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535923   29/12/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thứ nhất: Việc công an khu vực yêu cầu hợp đồng thuê nhà phải được công chứng là không đúng theo quy định pháp luật.

    Bởi Theo Luật Nhà ở 2014:

    "Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

    ...

    2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng."

    => Như vậy đối với hợp đồng thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng vẫn được ghi nhận là có giá trị pháp lý. Nếu các bên có nhu cầu công chứng, hoặc chứng thực cho chặt chẽ hơn thì vẫn được.

    Thứ hai: Việc đăng ký  cư trú cho người nước ngoài phải tuân thủ theo quy định sau:

    Về việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà quy định Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:

    "Điều 33. Khai báo tạm trú

    Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

    Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

    Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

     

    Như vậy, theo quy định trên chủ nhà phải có trách nhiệm khai báo tạm trú đến cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú.

    Bên cạnh đó việc khai báo được quy định như sau:

    Căn cứ Thông tư 53/2016/TT-BCA

    "Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

    ...

    4. Đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, Điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú. Đối với các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài thuê để lưu trú dài hạn mà chủ cơ sở lưu trú không cư trú tại đó hoặc nhà do người nước ngoài mua, thì người đứng tên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua nhà có trách nhiệm thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú đó (sau đây gọi chung là người khai báo tạm trú)."

     

    => Như vậy cách tốt nhất để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thì chủ nhà nên ủy quyền quản lý cũng như quyền thực hiện các giao dịch đối với ngồi nhà này cho một người đáng sinh sống tại Việt Nam để để thực hiện ký HĐ thuê nhà và thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người nước người.

    Trường hợp này chủ nhà đang định cứ ở nước ngoài thì đến lãnh sự quán để được hướng dẫn cụ thể.

     
    Báo quản trị |