Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công chỉ bắt buộc công chứng khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #617041 01/10/2024

    annb20501

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/04/2024
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công chỉ bắt buộc công chứng khi nào?

    Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công chỉ bắt buộc công chứng khi nào? Nhà ở thuộc tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do ai đại diện làm chủ sở hữu?

    Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công chỉ bắt buộc công chứng khi nào?

    Căn cứ Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

    (1) Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại mục (2).

    Đối với giao dịch quy định tại mục này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    (2) Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Đối với giao dịch tại mục này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

    (3) Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

    (4) Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng. Việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

    Như vậy, đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công pháp luật không quy định bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ thực hiện khi các bên có nhu cầu.

    mua-ban-nha-o-tai-san-cong

    Nhà ở thuộc tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do ai đại diện làm chủ sở hữu?

    Theo khoản 11 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Cụ thể theo Điều 14 Luật Nhà ở 2023 quy định đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công gồm:

    - Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương; nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý.

    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý.

    Đối với nhà ở thuộc trường hợp (4) nên trên do Bộ Quốc phòng đang quản lý cho thuê thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu nhà ở, trừ trường hợp chuyển giao nhà ở này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc cơ quan đó đang quản lý.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc trường hợp (1) do địa phương quản lý và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.

    Tóm lại, đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công pháp luật không quy định bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ thực hiện khi các bên có nhu cầu.

     
    86 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn annb20501 vì bài viết hữu ích
    admin (16/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận