Hợp đồng kinh doanh không có tiền đặt cọc

Chủ đề   RSS   
  • #436410 21/09/2016

    dothucdoannghi

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng kinh doanh không có tiền đặt cọc

    Nhà A có mở kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng. Có một cặp nam nữ đến và đặt tiệc cưới với 240 suất ăn. Nhưng không có làm hợp đồng mà thỏa thuận, sau đó ghi ra sự thỏa thuận đó trên cái gọi là phiếu đặt tiệc cưới. Trong phiếu đặt tiệc có cả địa chỉ và sđt của đôi nam nữ đó. Tuy nhiên sau đó thì cặp nam nữ này lại bội tín, và tổ chức tiệc ở một nhà hàng khác  với lý do không thích nhà hàng tôi nữa. Kết quả thiệt hại là chúng tôi phải tự xử lý 240 suất ăn và mời chính quyền địa phương lại lập biên bản xác nhận thiệt hại.

    Cho em hỏi các Luật sư, trong TH này thì phiếu đặt tiệc cưới có được xem là hợp đồng hay ko? Nếu  TH này được xem là hợp đồng miệng giữa A và cặp nam nữ đó, và A cũng không có đòi hỏi tiền đặt cọc khi thỏa thuận, thì A có được quyền kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng, khi mà bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không ạ? đây có được xem là một quan hệ pháp luật không? nếu phải thì là quan hệ pháp luật gì?

    Nếu là A thì bạn sẽ làm gì trong tìnhhuống này đến đặt tiệc để không xảy ra trường hợp đáng tiếc như trong tình huống này? Giải thích

     
    2848 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440548   04/11/2016

    minhminh2196
    minhminh2196

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, tôi xin có một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất, phiếu đặt tiệc cưới ở đây không phải hợp đồng mà chỉ là tờ giấy xác nhận có một hợp đồng bằng miệng đã được giao kết trên thực tế. Hợp đồng cụ thể ở đây là hợp đồng giữa nhà hàng A và đôi nam nữ về việc đặt tiệc cưới với 240 suất ăn. Cụ thể điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

    “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

    Thứ hai, vì đã có một hợp đồng được giao kết trên thực tế nên khi đôi nam nữ đơn phương chấm dứt hợp đồng thì nhà hàng A có quyền kiện đòi bồi thường do vi phạm hợp đồng chứ không thể kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng như bạn đề cập. Trường hợp bồi thường ngoài hợp đồng chỉ được đặt ra khi có thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể khoản 1 điều 604 BLDS 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

    1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

              Thứ ba, đây là quan hệ pháp luật dân sự do Bộ luật dân sự điều chỉnh. Cụ thể điều 1 BLDS 2005 quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của BLDS:

    Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

    Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

              Thứ tư, để không còn tiếp tục xảy ra những trường hợp đáng tiếc như nhà hàng A bạn có thể lập một hợp đồng bằng văn bản quy định rõ những nội dung, quyền và nghĩa vụ của các bên. Bạn có thể tham khảo điều 402 BLDS quy định về nội dung của hợp đồng:

    Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

    1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

    2. Số lượng, chất lượng;

    3. Giá, phương thức thanh toán;

    4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    7. Phạt vi phạm hợp đồng;

    8. Các nội dung khác.”

    Đi kèm với hợp đồng các bạn nên áp dụng một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như: đặt cọc, kí cược,…

    (HOÀNG NGỌC MINH) | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 6.269.4744 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     
    Báo quản trị |